Yếu tố di truyền
Bên cạnh các yếu tố trên thì di truyền cũng là một trong những nguyên nhận gây ra chứng béo phì ở trẻ. Theo các nghiên cứu khoa học,nếu bố mẹ mắc bệnh béo phì thì con cái họ sẽ mang nguy cơ bị béo phì gấp 4 - 8 lần so với người bình thường. Cha mẹ bị béo phì thì khả năng con cái họ bị béo phì khi lớn lên cũng cao hơn, ảnh hưởng từ bố mẹ ở trẻ béo phì cao gấp hơn hai lần so với trẻ gầy. Phát hiện này của các nhà khoa học cho chúng ta thấy hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ em trên thế giới. Và béo phì là kết quả từ các yếu tố gia đình, di truyền chứ không chỉ là các yếu tố cá nhân.
Biện pháp phòng ngừa:
- Trẻ cần được chăm sóc ngay từ trong bào thai để tránh thiếu hoặc thừa dinh dưỡng khi sinh ra.
- Khi trẻ bắt đầu ăn bổ sung, cần có khẩu phần ăn hợp lý đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm (chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất).
- Nên tăng cường vận động thể lực với các loại hình và mức độ thích hợp theo lứa tuổi như thể dục nhịp điệu, đi bộ, chạy nhảy, bơi lội.. hạn chế xem vô tuyến, chơi điện tử và thức quá khuya.
- Cần theo dõi tăng trưởng của trẻ ở mọi lứa tuổi qua chỉ số cân nặng, chiều cao nhằm phát hiện sớm thừa cân béo phì để kịp thời điều chỉnh chế độ ăn và sinh hoạt của trẻ.