Tượng Moses của Michelangelo
Trong Vương cung thánh đường Thánh Peter, ở quận Monti, trên đồi Oppio; có một bức tượng tuyệt vời và rất nổi tiếng về nhân vật Moses trong kinh thánh. Là một kiệt tác của Michelangelo - nghệ sĩ điêu khắc thời phục hưng tại Ý. Bức tượng này có cặp sừng kỳ lạ, có lẽ đây là kết quả của một lỗi kỹ thuật nào đó. Dù vậy, điều này rất thú vị, nó giúp thu hút một số sự tò mò của những người muốn khám phá.
Được ủy quyền bởi Giáo Hoàng Julius II vào năm 1505, Moses là một phần của khu phức hợp tượng hoành tráng ở ba cấp độ, trang trí bằng khoảng 40 bức tượng, được coi là lăng mộ của Giáo Hoàng, nó chiếm vị trí trung tâm tại vương cung thánh đường Thánh Peter mới. Sau sự qua đời của Giáo Hoàng, dự án này bắt đầu trải qua những thay đổi cũng như thu hẹp đáng kể, và được hoàn thành vào năm 1545. Ban đầu Michelangelo thiết kế nó rất đồ sộ, bức tượng Moses được đặt trên một bậc cao khoảng 3,74 mét, đối diện với tượng Thánh Paul. Và trong bản thiết kế cuối cùng, nó được đặt nằm ở trung tâm của tầng dưới. Tượng Moses làm ra từ đá cẩm thạch, cao 235 cm. Nhà tiên tri được thể hiện trong tư thế ngồi, đầu quay về bên trái, chân phải đặt trên mặt đất, chân trái hơi lùi ra phía sau, chỉ có mũi bàn chân đặt trên đế, tay trái của ông để gần bụng và trên bộ râu bóng loáng, trong khi tay phải cầm các điều răng. Tuy nhiên, cũng thật kỳ lạ, các bảng điều răng đều bị lật ngược, như thể chúng sắp tuột khỏi tay của ông. Đặc biệt là mô tả những sợi tóc cũng như từng nếp gấp vải của bức tượng trông rất thật, việc này khá khó để thực hành trong tác phẩm điêu khắc, nhưng Michelangelo đã thể hiện nó vô cùng mềm mại.
Những chiếc sừng trên đầu của Moses, điển hình cho hình tượng của ông, có lẽ là do lỗi dịch thuật Sách Xuất Hành chương 34. Trong đó nói rằng khi Moses xuống núi Sinai, có hai tia sáng trên trán; và Tiếng Do Thái "karan" hoặc "karnaim" có nghĩa là "tia", có lẽ nó đã bị nhầm lẫn với từ "keren" nghĩa là "sừng". Thực tế là vào thời Trung cổ, người ta tin rằng chỉ có Chúa Jesus mới có khuôn mặt toả ra hào quang. Thế nên, điều này đã góp phần gây ra sai lầm mà lâu nay người ta luôn thắc mắc về lý do vì sao tượng Moses lại có sừng.