Truyện ngắn 26/3: Tấm gương hy sinh cách mạng sáng ngời của người anh hùng Nguyễn Văn Trỗi
Top 2 trong Top 6 Truyện ngắn 26/3 hay và ý nghĩa nhất
Nguyễn Văn Trỗi sinh ngày 1-2-1940 tại làng Thanh Quýt, nay là xã Điện Thắng Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Năm 1956, Nguyễn Văn Trỗi một mình vào Sài Gòn sinh sống. Tại đây, anh vừa làm thuê để kiếm sống mà cũng vừa học nghề điện, sau đó trở thành công nhân Nhà máy điện Chợ Quán.
Vào năm 1963, Nguyễn Văn Trỗi gia nhập trở thành một chiến sỹ biệt động tại Sài Gòn. Bước vào đời hoạt động cách mạng, anh luôn hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao. Có lần anh đã ném lựu đạn làm chết và bị thương một số tên địch.
Biết tin phái đoàn quân sự cấp cao của Mỹ do Mắc Namara - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu sẽ tới Sài Gòn thị sát chiến trường vào tháng 5-1964, lực lượng của ta liền vạch kế hoạch tiêu diệt Mắc Namara. Với tình yêu quê hương, đất nước cùng lòng căm thù quân xâm lược sâu sắc nên mặc dù mới cưới vợ chỉ được hơn 10 ngày, Nguyễn Văn Trỗi vẫn quyết chí xung phong nhận nhiệm vụ, cùng đồng đội tiến hành cài mìn tại cầu Công Lý (nay là cầu Nguyễn Văn Trỗi, TP. HCM) - nơi được dự đoán là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mác Namara cùng phái đoàn Mỹ từ sân bay Tân Sơn Nhất về trung tâm thành phố Sài Gòn sẽ đi qua. Thế nhưng, khi Nguyễn Văn Trỗi cùng đồng đội mới đặt được quả mìn nặng 8 kg ở cạnh cầu Công Lý, đang chuẩn bị nốt một số công việc còn lại thì không may việc bị bại lộ và anh bị địch bắt.
Để đảm bảo an toàn hoạt động cũng như tính mạng cho đồng đội, Nguyễn Văn Trỗi không chỉ kiên quyết không khai mà còn nhận trách nhiệm về mình. Sau một thời gian giam giữ, chịu mọi tra tấn, kẻ thù đã đưa Nguyễn Văn Trỗi ra xử tại tòa, rồi kết án tử hình.
Không chỉ hành động bất chấp hy sinh tính mạng trong vụ cài mìn ở cầu Công Lý vào năm 1964, Nguyễn Văn Trỗi còn thể hiện được ý chí và niềm tin sắt đá đến giây phút bị xử tử. Anh không chấp nhận rửa tội và còn khẳng định chính bọn Mỹ, ngụy mới là kẻ có tội, là thủ phạm đã gây ra cảnh xóm làng tan nát, cảnh lầm than chết chóc, cảnh con mất cha, cảnh vợ mất chồng. Nhiều lần anh đã nói thẳng vào mặt kẻ thù rằng:
- Còn giặc Mỹ, không ai có hạnh phúc cả!
Câu nói ấy không chỉ gây xúc động cho tuổi trẻ và nhân dân ta mà cả tuổi trẻ và nhân dân tiến bộ trên thế giới.
Tuy biết trước sẽ bị tử hình thế nhưng anh vẫn lạc quan, yêu đời. Tại pháp trường, Nguyễn Văn Trỗi rất bình thản và luôn giữ tinh thần quyết chiến, quyết thắng. Khi địch bịt mắt anh, anh giật tấm băng đen và nói:
- Không, phải để tôi nhìn mảnh đất này, mảnh đất thân yêu của tôi.
Giây phút cuối cùng, anh dõng dạc hô to:
- Hãy nhớ lấy lời tôi
Đả đảo đế quốc Mỹ
Đả đảo Nguyễn Khánh
Hồ Chí Minh muôn năm!
Hồ Chí Minh muôn năm!
Việt Nam muôn năm!
Nguyễn Văn Trỗi chính là tấm gương sáng ngời để giáo dục lòng yêu nước, đức hy sinh cũng như tinh thần quật cường của nhân ta trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc; giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ ngày nay về lý tưởng cách mạng cao đẹp của Đảng và Bác Hồ; lòng yêu nước và tinh thần sẵn sàng cống hiến cho sự nghiệp đổi mới đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Vào năm 1963, Nguyễn Văn Trỗi gia nhập trở thành một chiến sỹ biệt động tại Sài Gòn. Bước vào đời hoạt động cách mạng, anh luôn hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao. Có lần anh đã ném lựu đạn làm chết và bị thương một số tên địch.
Biết tin phái đoàn quân sự cấp cao của Mỹ do Mắc Namara - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu sẽ tới Sài Gòn thị sát chiến trường vào tháng 5-1964, lực lượng của ta liền vạch kế hoạch tiêu diệt Mắc Namara. Với tình yêu quê hương, đất nước cùng lòng căm thù quân xâm lược sâu sắc nên mặc dù mới cưới vợ chỉ được hơn 10 ngày, Nguyễn Văn Trỗi vẫn quyết chí xung phong nhận nhiệm vụ, cùng đồng đội tiến hành cài mìn tại cầu Công Lý (nay là cầu Nguyễn Văn Trỗi, TP. HCM) - nơi được dự đoán là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mác Namara cùng phái đoàn Mỹ từ sân bay Tân Sơn Nhất về trung tâm thành phố Sài Gòn sẽ đi qua. Thế nhưng, khi Nguyễn Văn Trỗi cùng đồng đội mới đặt được quả mìn nặng 8 kg ở cạnh cầu Công Lý, đang chuẩn bị nốt một số công việc còn lại thì không may việc bị bại lộ và anh bị địch bắt.
Để đảm bảo an toàn hoạt động cũng như tính mạng cho đồng đội, Nguyễn Văn Trỗi không chỉ kiên quyết không khai mà còn nhận trách nhiệm về mình. Sau một thời gian giam giữ, chịu mọi tra tấn, kẻ thù đã đưa Nguyễn Văn Trỗi ra xử tại tòa, rồi kết án tử hình.
Không chỉ hành động bất chấp hy sinh tính mạng trong vụ cài mìn ở cầu Công Lý vào năm 1964, Nguyễn Văn Trỗi còn thể hiện được ý chí và niềm tin sắt đá đến giây phút bị xử tử. Anh không chấp nhận rửa tội và còn khẳng định chính bọn Mỹ, ngụy mới là kẻ có tội, là thủ phạm đã gây ra cảnh xóm làng tan nát, cảnh lầm than chết chóc, cảnh con mất cha, cảnh vợ mất chồng. Nhiều lần anh đã nói thẳng vào mặt kẻ thù rằng:
- Còn giặc Mỹ, không ai có hạnh phúc cả!
Câu nói ấy không chỉ gây xúc động cho tuổi trẻ và nhân dân ta mà cả tuổi trẻ và nhân dân tiến bộ trên thế giới.
Tuy biết trước sẽ bị tử hình thế nhưng anh vẫn lạc quan, yêu đời. Tại pháp trường, Nguyễn Văn Trỗi rất bình thản và luôn giữ tinh thần quyết chiến, quyết thắng. Khi địch bịt mắt anh, anh giật tấm băng đen và nói:
- Không, phải để tôi nhìn mảnh đất này, mảnh đất thân yêu của tôi.
Giây phút cuối cùng, anh dõng dạc hô to:
- Hãy nhớ lấy lời tôi
Đả đảo đế quốc Mỹ
Đả đảo Nguyễn Khánh
Hồ Chí Minh muôn năm!
Hồ Chí Minh muôn năm!
Việt Nam muôn năm!
Nguyễn Văn Trỗi chính là tấm gương sáng ngời để giáo dục lòng yêu nước, đức hy sinh cũng như tinh thần quật cường của nhân ta trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc; giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ ngày nay về lý tưởng cách mạng cao đẹp của Đảng và Bác Hồ; lòng yêu nước và tinh thần sẵn sàng cống hiến cho sự nghiệp đổi mới đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.