Trong gần 60 năm, vào những năm 1800 và 1900, các Giáo hoàng đã từ chối rời khỏi Vatican
Chỉ hơn 1.000 năm trước khi đất nước thống nhất (1848 - 1871), các Giáo hoàng đã cai trị những vùng lãnh thổ rộng lớn ở miền trung nước Ý, được gọi là quốc gia Giáo hoàng. Sau đó, với sự thống nhất mới thành lập dưới một chính phủ thế tục, lãnh thổ trước đây của các Giáo hoàng bị chiếm giữ, ngoại trừ mảnh đất nhỏ tại Vatican. Các loại chiến tranh lạnh sau đó nổ ra giữa nhà thờ và chính phủ Ý. Giáo hoàng từ chối công nhận thẩm quyền và Vatican vẫn nằm ngoài sự kiểm soát của Ý.
Giáo hoàng Pius IX bị mắc kẹt bên trong vùng lãnh thổ nhỏ bé của mình tại thành Rome.Ngài đã tự xưng là “tù nhân Vatican”, và trong gần 60 năm, các Giáo hoàng kế vị điều từ chối rời khỏi đó cũng như phục tùng thẩm quyền chính phủ. Khi quân đội Ý có mặt tại Quảng trường Thánh Peter, các Giáo hoàng thậm chí còn từ chối ban phép lành hoặc xuất hiện từ ban công nhìn ra không gian công cộng. Thay vào đó, lễ đăng quang của Giáo hoàng được tổ chức tại nhà nguyện Sistine.
Mãi cho đến khi hiệp ước Lateran năm 1929 được ký kết giữa Vatican với Benito Mussolini, đó là tạo ra một tiểu bang mới cũng như mở đường cho quan hệ ngoại giao giữa Ý và toà Thánh, những căng thẳng này mới tan biến. Tòa Thánh công nhận vương quốc Ý với thủ đô là Rome, do đó chấm dứt tình trạng Giáo hoàng cảm thấy bị bó buộc khi ở lại Vatican. Các Ngài tiếp tục đến thăm nhà thờ lớn của họ - vương cung thánh đường Thánh John Lateran, nằm phía đối diện của Rome, và thường xuyên đến dinh thự mùa hè tại Castel Gandolfo cách đó Rome 30 km.