Trẻ cần được bố mẹ tư vấn để “định hình” người tốt – kẻ xấu
Mặc dù mỗi cá nhân sẽ có quan điểm riêng của mình về lòng tốt, không phải người xấu thì với ai họ cũng xấu. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu về mặt nhân cách cho thấy việc để trẻ kết giao, tiếp cận với các đối tượng này là vô cùng nguy hiểm. Bố mẹ không thể luôn có mặt bên cạnh trẻ mọi lúc, mọi nơi. Vì thế, trẻ cần được hình thành nhận thức để tự mình có thể chọn lọc được đối tượng đáng tin, ít nguy cơ mà giao tiếp. Những chỉ báo mang tính trừu tượng “người lạ, người xấu” không được xem là những thông tin lý tưởng và có ích thực sự đối với trẻ.
Thay vào đó là những mô tả hành vi cụ thể: hay cho quà mà không có lý do, rủ con đến nơi vắng người, đụng chạm vào những vùng kín trên cơ thể con, lớn tiếng và dọa đánh, hay răn đe: không được nói cho ai biết, rủ hút thuốc lá, rủ chơi game và cá cược bằng tiền,… Không nhất thiết bố mẹ phải là người liệt kê những chi tiết này cho trẻ. Tốt nhất, hãy hỏi trẻ gặp một người nào đó, làm sao con có thể biết họ người tốt hay kẻ xấu? Từ câu trả lời của trẻ, bố mẹ chỉ cần ghi nhận những ý kiến đắt giá và bổ sung thêm các chỉ báo cần thiết mà thôi. Hoặc đơn giản hơn, là không nhìn - không nói - không nghe bất cứ lời nào từ người lạ và cố gắng tìm người lạ tốt để có sự giúp đỡ cần thiết hoặc tránh xa vào vùng an toàn hơn như là 1 quán gần đó, nhờ người gọi điện cho bố mẹ tới.