Tịnh Độ Tông

Tịnh Độ Tông là một tông phái lấy pháp môn niệm danh hiệu A Di Đà, để cầu được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc do Đức Phật A Di Đà là Giáo Chủ, tông này lấy Kinh Vô Lượng Thọ, Quán Vô Lượng Thọ, và Tiểu Bản A Di Đà làm căn bản. Tịnh Độ tông lại chú trọng đến “tha lực”, nhờ Phật lực để mong được vãng sinh. Thế giới Tây phương Cực lạc vì thế ngay từ đầu có sức hấp dẫn kỳ lạ đối với tất cả mọi người về một đời sống an lạc vĩnh cửu ở kiếp sau.


Tại Việt Nam Tịnh độ tông xuất hiện gắn liền với sự kiện sư Đàm Hoằng (? – 455), một vị cao tăng Trung Quốc tu hành Tịnh độ tông đến chùa Tiên Sơn nước ta tu tập và truyền bá pháp môn này được chép trong Cao tăng truyện của Huệ Hạo 12. Tuy nhiên, giai đoạn tiếp theo, tức từ sau sư Đàm Hoằng đến nửa đầu thế kỷ thứ IX, chúng ta hiện không có tư liệu nào để lại đề cập đến Tịnh độ, mà mãi đến năm 826, nó mới được nhắc đến trong bài kệ của sư Vô Ngôn Thông (759 - 826) nói cho đệ tử là sư Cảm Thành (?- 860). Trong bài kệ có câu : "Tây Thiên là đất này, Đất này là Tây Thiên". Chữ Tây Thiên ở đây có thể hiểu theo hai nghĩa, chỉ cho thế giới Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà, đồng thời cũng có thể hiểu đó là nước Ấn Độ, quê hương của Phật giáo.


Từ giữa thế kỷ thứ XI trở đi, khuynh hướng Tịnh độ được phổ biến rộng rãi, với sự hình thành của nhiều ngôi Tam bảo, đạo tràng. Đặc biệt là vào thời vua Lý Thánh Tông (1023 -1072), nhà vua tuy thuộc thế hệ thứ 1 dòng thiền Thảo Đường, nhưng đã cho tạc một pho tượng Phật A Di Đà độc đáo có một không hai trong lịch sử nghệ thuật điêu khắc của dân tộc hiện nay vẫn còn (2) và cho dựng một ngôi tháp để thờ tại chùa Vạn Phúc.


Sự phát triển này ngày mỗi mạnh mẽ, nhất là từ cuối thế kỷ XVI trở đi. Nhiều tác phẩm về Tịnh độ được viết, phiên âm và chú giải nhằm truyền bá cho trào lưu này. Có thể kể một vài tên tuổi như Viên Văn (1590-1644) viết tác phẩm Bồ đề yếu nghĩa, thuyết minh về Tự tính Di Đà; thiền sư Minh Châu Hương Hải (1628-1708) phiên âm A Di Đà kinh sớ sao của Châu Hoằng; thiền sư Chân Nguyên (1647-1726) với nhiều tác phẩm mang đặc điểm tư tưởng Tịnh độ của Trung Hoa như Phật tâm luận, đặc biệt là đã cho thiết kế ba đài Liên hoa cửu phẩm làm pháp khí trong lễ nghi thực hành niệm Phật...


Ở miền Nam, có cư sĩ Minh Trí thành lập "Tịnh Độ Cư Sĩ Phật Hội Việt Nam", tổ đình đặt tại Minh Hưng Tự số 101 đường Lý Chiêu Hoàng, quận 6, Tp. Hồ Chí Minh, xây cất năm 1934. Hội này chọn phương pháp Phước Huệ song tu lấy pháp môn niệm Phật làm căn bản. Năm 1955, Hòa Thượng Chơn Mỹ trụ trì chùa Giác Hải Phú Lâm Chợ Lớn, Hòa Thượng Chơn Minh, trụ trì chùa Giác Chơn, Chợ Lớn cùng ông Lý Trung Hiếu đã thành lập Giáo Hội Tịnh Độ Tông Việt Nam, trụ sở đặt tại chùa Giác Hải, sau dời về Liên Tông Tự (quận 1, TP. Hồ Chí Minh). Hệ thống hơn 50 chùa phái Non Bồng do sư ni Huệ Giác thống lãnh thực hành rất tốt pháp môn niệm Phật. Tịnh Độ Tông ngày nay có lẽ hệ phái Non Bồng, là một hệ phái lớn nhất có nhiều chùa từ miền Tây, miền Đông và miền Trung Việt Nam.


Sự phát triển đó được tiếp nối cho đến ngày nay, chúng ta có thể thấy tín ngưỡng và pháp môn niệm Phật A Di Đà cầu vãng sinh Cực lạc là một trong những khuynh hướng tín ngưỡng lớn, nếu không nói là chủ yếu, của Phật giáo nước ta hiện tại.

Tịnh Độ tông mở lối cho Phật tử vi giác qua công quả, có phần thực tế và giản dị hơn việc luyện trí tập thiền nên tông phái này rất phổ biến ở Việt Nam
Tịnh Độ tông mở lối cho Phật tử vi giác qua công quả, có phần thực tế và giản dị hơn việc luyện trí tập thiền nên tông phái này rất phổ biến ở Việt Nam
Chùa Hoằng Pháp theo pháp môn tịnh độ, nơi tổ chức các khóa tu nhiều và lớn nhất Việt Nam
Chùa Hoằng Pháp theo pháp môn tịnh độ, nơi tổ chức các khóa tu nhiều và lớn nhất Việt Nam

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |