Tiêu chảy
Cha mẹ cần phải phân biệt rõ khi nào trẻ tiêu chảy (hay đi tướt) bởi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể đi nhiều lần trong ngày nhưng không phải tiêu chảy, muốn biết cha mẹ hãy tham khảo những dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ sau đây: Trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân nhiều nước mùi tanh hoặc chua, không có máu hoặc mũi lẫn trong phân. Tùy theo số lần đi ngoài trong ngày mà biểu hiện các dấu hiệu mất nước khác nhau. Có 3 mức độ mất nước
- Độ 1: Trẻ chỉ khát nước, khô môi, quấy khóc, lượng nước tiểu hàng ngày bình thường.
- Độ 2: Trẻ khát nước nhiều, độ co giãn da kém, lượng nước tiểu giảm.
- Độ 3: Da nhăn nheo, mắt trũng sâu, thóp trũng, môi khô, khát nước nhiều, vật vã, đi tiểu ít.
- Do không vệ sinh trong khâu ăn uống cho trẻ, đặc biệt là những trẻ bú bình nhưng không vệ sinh bình sạch sẽ hay không rửa tay trước khi pha sữa cho trẻ.
- Chu trình tay - miệng: Nếu tay trẻ dính phân (trong quá trình vệ sinh cho bé bé vô tình quờ phải) sau đó mút tay sẽ dễ dẫn đến tiêu chảy.
- Do thiếu men tiêu hóa gây rối loạn tiêu hóa.
- Cho trẻ ăn thức ăn đã biến chất, ví dụ như sữa để ngoài không khí quá thời gian an toàn lại cho trẻ bú.
Hiểu được nguyên nhân có thể gây bệnh tiêu chảy ở trẻ, cha mẹ có thể "mặc giáp" để phòng bệnh cho trẻ bằng cách giữ vệ sinh thật sạch sẽ khi cho bé ăn cũng như nguồn thức ăn của bé. Khi trẻ bị tiêu chảy, cha mẹ có thể bù nước cho trẻ bằng dung dịch oresol và tăng cường cho trẻ bú mẹ, uống nước. Cha mẹ cũng lưu ý đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế khi bé có các triệu chứng sau
- Sốt
- Nôn nhiều
- Phân có lẫn máu
- Khát hay rất khát