Thực phẩm chứa kẽm
Võng mạc của chúng ta có hàm lượng kẽm cao nhất, ngoài ra lượng kẽm ở mi mắt cũng khá nhiều. Kẽm cũng rất cần thiết cho việc làm sạch gan, sửa chữa tế bào và nạp ô xy cho cơ thể. Lượng kẽm tập trung cao nhất trong cơ xương và xương, mắt, lông, da, tuyến tiền liệt, tuyến tụy, gan và thận. Những căn bệnh phát sinh do dấu hiệu thiếu kẽm, gồm: Mụn trứng cá, thiếu máu, kém ngon, suy giảm nhận thức, còi xương, chậm lành vết thương, cảm cúm và cảm lạnh thường xuyên. Nhiều người còn bị tiêu chảy, rụng tóc, da thô ráp, móng tay chân mỏng, hoặc móng tay chân có các bợt trắng nhỏ, nếm ngửi mùi vị yếu, trí nhớ chệch choạc, thị lực ban đêm kém.
Kẽm rất quan trọng cho thị lực tốt. Nó biểu hiện ở việc tập trung cao kẽm được tìm thấy trong các mô mắt, đặc biệt là võng mạc. Nếu mức độ kẽm thích hợp có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác là nguyên nhân hàng đầu khiến mất thị lực. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm sẽ phát sinh các biểu hiện bất thường hay các bệnh lý cụ thể do thiếu kẽm. Kẽm có tác dụng giúp máu lưu thông trong mắt dễ dàng, ngăn ngừa mắt bị khô, rát, mệt mỏi, khó chịu. Để đôi mắt không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố xảy ra khi thiếu kẽm, bạn nên bổ sung thực phẩm chứa kẽm cho bữa ăn của mình nhé. Có thể điểm mặt một số thực phẩm chứa kẽm như: Trứng, sò biển, tôm, cá...