Thông số kỹ thuật của máy
Thông số kĩ thuật cần được quan tâm như: màn hình hiển thị, hệ thống khóa an toàn và thảm chạy,… Ngoài ra, bạn nên chú ý tới hệ thống công suất và thông số kĩ thuật của máy, bộ phận này liên quan trực tiếp tới quá trình tập luyện cũng như giá thành của nó khi chọn lựa.
Cụ thể:
- Tốc độ tối thiểu và tốc độ tối đa: Với máy tập chạy bộ gia đình nên sử dụng máy có mức tốc độ thay đổi từ 0.5 - 15km/h.
- Độ nghiêng: Là khả năng mô phỏng độ dốc địa hình thực tế khi bạn chạy bên ngoài.
- Thảm chạy: Diện tích băng chạy càng dài, rộng thì người sử dụng càng thoải mái khi chạy, bước chạy dài hơn, có thể thoải mái chạy với tốc độ cao mà không lo ngã khỏi máy.
- Đệm cao su giảm sốc: Bộ phận này khá quan trọng giúp người tập giảm đau nhức cơ bắp khi tập luyện và tránh ảnh hưởng đến hệ xương khớp.
- Khung máy: Quyết định độ ổn định của máy khi tập luyện. Khung máy được làm từ hợp kim chịu lực, chắc chắn thì bạn mới có thể yên tâm tập luyện ngay cả khi có trọng lượng rất lớn.
- Trọng lượng máy: Máy có trọng lượng lớn thì độ rung và tiếng ồn phát ra khi tập luyện càng nhỏ.
- Bảng điều khiển: Đảm bảo tính trực quan, dễ sử dụng hiển thị được các thông số về tốc độ, quãng đường, nhịp tim, calo,... để bạn có thể điều chỉnh bài tập phù hợp.
Bên cạnh đó, thông số quan trọng bạn cần chú ý khi mua máy là tốc độ tối đa và độ dốc tối đa cho phép của máy chạy. Đa số các máy chạy sẽ có tốc độ tối đa đến 18 – 20km/h và độ dốc 10%. Các máy cao cấp hơn có thể đạt 25km/h và độ dốc 20%. Tuy nhiên cũng có một số dòng máy chạy bộ chỉ đạt tốc độ tối đa 12km/h (Pace 5:00), hay các dòng máy rẻ tiền chuyên cho đi bộ chỉ đạt 8km/h. Bạn cần chú ý thông số để không mua nhầm máy rùa.