Thiền Tông

Mục đích tối thượng của người tu tập theo Thiền tông là lĩnh ngộ phật tính, thấu suốt bản tâm thanh tịnh của chính mình, thoát khỏi sinh tử luân hồi và sống với bản tâm thanh tịnh ấy, nếu có nhân duyên thì hoằng hóa giúp người cũng tu tập ngộ đạo như mình, làm lợi lạc quần sinh.


Thiền Tông được Tổ Bồ Đề Đạt Ma là vị Tổ thứ 28 truyền thừa từ đệ nhất Tổ Ca Diếp, từ Ấn Độ sang Trung Hoa hoằng dương chánh pháp mà lập lên, Ngài trở thành đệ nhất Tổ Thiền Tông Trung Hoa. Nhiều thiền sư đã sang Việt Nam truyền bá thiền tông, trong số đó có Tỳ Ni Đa Lưu Chi, đệ tử của đệ tam Tổ Tăng Xán sang Việt Nam năm 520, thành lập phái thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi, đệ tử của đệ cửu Tổ Bá Trượng Hoài Hải là Vô Ngôn Thông sang Việt Nam năm 820, thành lập phái thiền Vô Ngôn Thông, đệ tử của thiền sư Tuyết Đậu Minh Giám (980-1052) thuộc phái Văn Môn, là ngài Thảo Đường bị bắt làm tù binh khi vua Lý Thánh Tôn chinh phạt Chiêm đem về Thăng Long năm 1069, sau đó phát hiện ngài là thiền sư liền được thả ra, ngài đã thành lập phái Thiền Thảo Đường và vua đã phong ngài làm Thảo Đường Quốc Sư. Tuy nhiên các phái thiền trên đều thất truyền.


Đến thời Trần, Trần Nhân Tông tham vấn Thiền với Tuệ Trung Thượng Sĩ được đốn ngộ Phật tính, sau đó nhường ngôi vua cho con và xuất gia, hoằng pháp với hiệu là Trúc Lâm Đầu Đà, sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử mang đậm bản sắc của dân tộc Việt Nam. Là sự kết hợp và kế thừa Tư tưởng của ba thiền phái là Tì-ni-đa-lưu-chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường. Ba vị tổ quan trọng nhất của Thiền phái này là Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang.


Thế kỷ thứ 17, có ngài Nguyên Thiều thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 33, từ Trung Hoa sang Đồng Nai rồi lần ra Bình Định, Huế truyền bá Thiền Tông. Tiền bán thế kỷ thứ 18, có ngài Liễu Quán Thiệt Diệu đệ tử của ngài Tử Dung Minh Hoằng cũng thuộc dòng Lâm Tế truyền thừa do nguồn gốc của hai vị Thiền Sư này, có hai bài kệ truyền thừa, theo đó có thể biết được vị nào thuộc đời thứ mấy của dòng Lâm Tế.


Ngày nay ở nước ngoài, có thiền sư Nhất Hạnh rất nổi tiếng không những trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại mà cả ở người ngoại quốc nữa, thiền sư Nhất Hạnh có du học ở Mỹ, vào thập niên 60 thiền sư lập dòng tu "Tiếp Hiện". Ngài là giám đốc Trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội, thuộc viện Đại Học Vạn Hạnh. Ngài còn được biết như một nhà văn lớn, những hoạt động chống chiến tranh của Thiền sư và cho một nền hòa bình ở Việt Nam đã được nhà lãnh tụ da đen của Mỹ, Martin Luther king, Jr. đề nghị giải Nobel về Hoà Bình, thiền của ngài thuộc Như Lai Thiền.


Ở trong nước có thiền sư Thanh Từ, trước ngài ở trong đoàn Như Lai sứ giả của Giáo Hội tăng già Nam Việt, cùng với ngài Huyền Vi đi thuyết pháp khắp lục tỉnh. Sau này thiền sư Thanh Từ chuyên giảng dạy về thiền. Ngài lập ra những tu viện Chơn Không, Thường Chiếu, Linh Chiếu... Thiền của Ngài có khuynh hướng Tổ sư Thiền.

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử mang đậm bản sắc của dân tộc Việt Nam
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử mang đậm bản sắc của dân tộc Việt Nam
Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một người thầy tâm linh vĩ đại, giúp hàng triệu người khắp thế giới hiểu sâu sắc hơn về các triết lý của Phật giáo, cũng như cách áp dụng thiền trong cuộc sống hàng ngày
Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một người thầy tâm linh vĩ đại, giúp hàng triệu người khắp thế giới hiểu sâu sắc hơn về các triết lý của Phật giáo, cũng như cách áp dụng thiền trong cuộc sống hàng ngày

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |