Thị trấn dưới lòng đất
Coober Pedy ở Australia là thị trấn dưới lòng đất duy nhất trên thế giới với hơn 4.000 người sinh sống. Nhiệt độ ngoài trời tại đây luôn ở mức khá cao khiến người dân phải xây nhà dưới lòng đất để tránh nóng. Khu vực này có nhiệt độ cao nhất lên đến 45 độ C và thường xuyên phải đối mặt với bão cát. Coober Pedy là một thị trấn nhỏ nằm ở phía Bắc của miền Nam nước Úc, cách Adelaide 850 km. Thị trấn ban đầu được đặt tên theo tên nhà thám hiểm người châu Âu John McDouall Stuart, người đầu tiên đặt chân đến vùng đất này năm 1858. Sau đó đến năm 1920 được đổi tên thành Coober Pedy, theo ngôn ngữ của những người thổ dân địa phương có nghĩa là “cái hố của người da trắng”.
Coober Pedy là một thị trấn ở phía bắc Nam Úc. Thị trấn này được mệnh danh là thủ đô opal của thế giới do sản lượng lớn opal được khai thác ở đây. Dân số năm 2011 là 1695 người. Coober Pedy nổi tiếng với các công trình ngầm, hầu hết đều sống dưới lòng đất, nơi họ xây dựng những nhà thờ, nhà hàng, khách sạn. Cư dân sống dưới lòng đất để tránh khí hậu sa mạc khắc nghiệt với ánh nắng mặt trời chói chang. Tên của vùng đất Coober Pedy xuất phát từ thuật ngữ của thổ dân địa phương "kupa piti", có nghĩa là "hang của người da trắng dưới lòng đất.