Top 5 chiêu trò lừa đảo hay gặp nhất khi xin việc
Số lượng cử nhân, thạc sĩ tốt nghiệp mỗi năm lên đến hàng chục ngàn người nhưng để tìm một công việc tốt, ổn định đúng theo nguyện vọng của bản thân là một thử ... xem thêm...thách vô cùng khó khăn trong tình trạng thất nghiệp ngày một tăng cao trong xã hội. Vì thế, các bọn lừa đảo đã nhanh chóng lợi dụng cơ hội này để giăng những bẫy rập tinh vi nhằm chiếm đoạt tiền của người xin việc. Hãy cùng Vietnam9news.com điểm ra những chiêu thức lừa đảo người lao động hay gặp nhất trong xã hội để cảnh giác các bạn nhé!
-
Bán hàng đa cấp
Câu chuyện làm giàu nhanh chóng với mức thu nhập hấp dẫn lên đến hàng chục triệu mỗi tháng từ tham gia bán hàng đa cấp đã trở nên không còn xa lạ với nhiều người. Thật ra bản chất của việc kinh doanh đa cấp không vi phạm pháp luật nhưng bởi vì lòng tham của con người đã biến tướng nó trở thành công cụ lừa gạt người lao động. Đặc điểm nhận biết bán hàng đa cấp bất chính chính là lợi nhuận không được tạo ra từ việc bán sản phẩm mà thông qua tuyên truyền, tuyển mộ các thành viên mới. Những lời giới thiệu hấp dẫn như: được làm việc với thu nhập hấp dẫn lên đến hàng chục triệu mỗi tháng, tham gia các khóa học rèn luyện kỹ năng, học hỏi kinh nghiệm trong môi trường làm việc năng động, hiện đại,... là những lời "có cánh" mà các nhà tuyển dụng quỷ quyệt thường dùng để đưa người cần việc vào mạng lưới bán hàng đa cấp.
Điều kiện được xin vào làm rất đơn giản mà hầu như người bình thường nào cũng đáp ứng được và có thể dễ dàng trở thành sếp khi mời được số lượng người tham gia vào đội ngũ càng nhiều càng tốt. Người mới phải mua trước sản phẩm của công ty và chính số tiền này sẽ được dùng để chia lại hoa hồng cho các thành viên trong nhóm. Hành vi lừa đảo bằng bán hàng đa cấp bất chính này xưa như Trái Đất nhưng hàng ngày vẫn có nhiều người, đặc biệt là sinh viên bị lừa vào bẫy vì những biến tướng ngày càng tinh vi hơn với cách thức đánh vào sự cả tin về một công việc nhàn nhã với thu nhập khủng. Việc phân biệt một công ty đa cấp minh bạch hay bất chính là việc khó đối với người dân nhưng hãy cố gắng giữ vững lý trí trước những lời mời gọi hấp dẫn của các công ty và dành thời gian tìm hiểu rõ trước khi quyết định có nên tham gia hay không.
-
Đánh máy tại nhà với thu nhập từ 4.000.000 đồng/tháng
Chỉ cần gõ vào từ khóa "đánh máy tại nhà" là sẽ xuất hiện vô số quảng cáo với mức thu nhập hấp dẫn đủ làm nao lòng những người đang khao khát một công việc nhẹ nhàng lương cao. Rất nhiều quảng cáo với những công việc đơn giản là: đánh máy và nhập liệu với mức lương từ 3.000.000 - 4.000.000 đồng/ tháng với thời gian làm việc tự do, không gò bó thời gian đã thu hút nhiều người nhẹ dạ, tâm lý nôn nóng muốn kiếm thêm thu nhập. Theo nhà tuyển dụng, công việc này chính là gõ các mã captcha với giá khoảng 15.000 đồng mỗi 1000 mã. Mỗi mã captcha có từ 6 - 8 chữ và số, khi đánh thì không cần phân biệt chữ hoa và chữ thường. Với khả năng đánh máy bình thường thì cũng có thể kiếm được 80.000 - 120.000 đồng mỗi ngày và mỗi tháng số tiền 3.000.000 - 4.000.000 đồng. Số tiền này sẽ được chuyển vào ngày cố định qua ATM đã đăng ký trong hợp đồng. Tuy nhiên, người lao động bắt buộc phải đóng phí tham gia từ 200.000 đồng cho mỗi hợp đồng với khá nhiều chi tiết khó hiểu, mù mờ về nội dung.
Nhiều người đã chấp nhận mức phí trên tuy trong lòng cũng cảm giác có gì đó không ổn trong dự cảm. Kết quả là lúc bắt đầu công việc thì người làm mới biết thực chất đây chỉ là một trò "đỏ đen" trá hình, mang tính đánh đố với dòng capcha loằng ngoằng gấp nhiều lần những số và chữ cái chúng ta thường gặp. Dù người đó có trình độ đánh máy cao siêu cỡ nào thì trong vòng 15 giây cũng không cách nào giải quyết các mã captcha khắc nghiệt như vậy. Cuối cùng, khi người làm nhập sai nhiều lần thì tài khoản sẽ bị khóa. Cái tinh vi của trò lừa đảo này là đánh vào tâm lý của người làm. Không ai có đủ kiên nhẫn để tiếp tục "chơi" với những mã captcha ma quái như thế. Và tất nhiên khi người làm bỏ cuộc thì số tiền đã đóng sẽ thuộc về nhà tuyển dụng "ma". Hiện nay, những tin tuyển dụng như thế lúc nào cũng xuất hiện đầy trên Google và không ít người nhập bẫy rập tinh vi này.
-
Thu phí tuyển dụng việc làm
Sự ra đời và phát triển của những trung tâm môi giới việc làm đã góp phần tạo công ăn việc làm tử tế cho nhiều người lao động nhưng song song đó cũng có những trung tâm bất lương lợi dụng hình thức môi giới việc làm để lừa tiền những người cần việc. Theo lời chia sẻ của một số sinh viên từng là nạn nhân của bẫy này thì các trung tâm quảng cáo rầm rộ khắp nơi bằng tờ rơi về hoạt động, quy mô thường chính là lừa đảo. Nhiều người khi đến đây, sau khi nghe "tư vấn" từ các "chuyên viên tuyển dụng" đều tin vào lời những kẻ lừa đảo này và "bấm bụng" nộp các mức phí hàng trăm ngàn đồng trở lên tùy theo loại hình công việc để tìm chỗ làm vừa nhàn vừa lương cao.
Sự thật là người lao động sẽ không bao giờ lấy lại được các khoản tiền "giữ chỗ", tiền "thủ tục hành chính" hay các khoản tiền mua sản phẩm, đồng phục, khóa huấn luyện, cấp chứng chỉ,... với lý do "chính đáng" là theo thỏa thuận, trung tâm của họ chỉ trả tiền khi công ty không nhận người, còn trong trường hợp công ty nhận rồi mà người lao động không đủ khả năng làm thì trung tâm sẽ không chịu trách nhiệm và cũng không trả lại tiền. Và như thế nào để người lao động "không đủ khả năng làm việc" thì những trung tâm này sẽ tiếp tục ra chiêu thức tiếp theo để quá trình lừa đảo để lấy tiền nạn nhân một cách suôn sẻ và "hợp pháp". Vì thế, để tránh bị lừa, các đối tượng tìm việc nên tìm đến các trung tâm môi giới việc làm uy tín, do nhà nước tổ chức để tìm việc. Người có chuyên môn nên nghiên cứu tìm hiểu trang web để khi đăng tuyển thông tin xin việc của bản thân tránh bị các trung tâm lừa đảo lấy cấp thông tin cá nhân.
-
Thêu tranh chữ thập tại nhà
Gần đây có rất nhiều người chia sẻ việc họ bị chủ thuê thêu tranh chữ thập lừa đảo. Trào lưu về tranh chữ thập được nhiều người ưa chuộng và những ai khéo tay, có thời gian rảnh thường trổ tài bằng cách tự mua tranh về nhà thêu. Tuy nhiên, để có một sản phẩm tranh hoàn hảo thì mất rất nhiều thời gian và công sức hoàn thành nên các cửa hàng bán tranh thêu sẵn đã đăng tuyển "cộng tác viên" thêu tranh tại nhà.
Nhiều thông tin chiêu mộ cộng tác viên thêu tranh xuất hiện ở mạng xã hội và từ đó có nhiều người bị lừa. Thông tin tuyển dụng ghi rõ về chủ tuyển, số tiền công, thời gian hoàn thành, quy định về hợp đồng và đáng chú ý là số tiền đặt cọc mà người làm thuê phải đóng là từ 350.000 - 400.000 đồng/bức tùy theo kích thước tranh. Những bà mẹ bỉm sữa hay các bà nội trợ, sinh viên có nhu cầu làm thêm đa số thường bị thông tin như thế hấp dẫn và đăng ký nhận tranh về thêu. Điều đáng nói là không ít người trong số đó đã phải bức xúc lên tiếng sau thời gian cặm cụi công sức và tâm huyết của mình vào trong bức tranh thêu đó.
Đến ngày hoàn thành, họ đem tranh đến cho chủ thì nhận được lời phê bình với nhiều lý do nào là: đường thêu bị lỗi, thêu sai yêu cầu, cườm kết bị rớt,... và bắt buộc người làm phải sửa lại lỗi đó mới nhận được tiền công. Tuy nhiên dù có sửa lại bao nhiêu lần thì cũng không thể nào vừa ý người chủ. Cuối cùng thì người thêu tranh phải ngậm ngùi lấy thành quả của mình về với giá tiền đặt cọc đã trả. Có thể nói đây là một chiêu bán hàng kiểu mới mà người mua được lựa chọn hình mẫu và tự hoàn thành sản phẩm mình thích. Những ai có ý định thêu tranh chữ thập tại nhà thì tốt nhất nên tìm việc qua người thân quen đáng tin tưởng nếu không thì kiên quyết nói không với công việc này.
-
Tin tuyển dụng làm việc tại các hệ thống siêu thị với lương cao
Những mẫu tin tuyển dụng xuất hiện hàng loạt trên Google với các chức danh như: giám sát, quản lý, bảo vệ,... tại các siêu thị toàn quốc thực chất là một chiêu trò lừa đảo mới. Yêu cầu của công việc rất bình thường: chỉ cần tốt nghiệp phổ thông và cần giấy chứng minh nhân dân là có thể ứng tuyển vào các vị trí này tại các siêu thị lớn. Họ liệt kê các phúc lợi hấp dẫn khiến bất kỳ người lao động nào cũng khó kiềm lòng. Một cách tinh vi hơn khi người lao động có tính cảnh giác với việc nộp tiền trong xin việc thì các mẫu đơn này lại nhấn mạnh là "không thu bất kỳ phí gì" để vững lòng tin người xin việc.
Tuy nhiên, sau khi ứng viên lại phỏng vấn thì mọi chuyện lại trái ngược hoàn toàn với thông tin tuyển dụng. Người lao động phải đóng phí hai lần với mức giá 450.000 đồng. Hơn nữa, địa điểm làm việc thực tế không phải là các siêu thị đã ghi. Theo chia sẻ của bộ phận nhân sự các siêu thị lớn như: Big C, Metro, Coopmart,... thì thông tin tuyển dụng của họ không qua trung gian nào hết mà chỉ đăng tại chính website của họ. Ngoài ra, các công ty giới thiệu việc làm chân chính không bao giờ được nhận mức phí hơn 200.000 đồng/người lao động vì đó là hành vi lừa đảo theo như pháp luật Việt Nam quy định.