Thế nào là nước mắm Việt truyền thống?
Khác hẳn với nước chấm công nghiệp, nước mắm truyền thống là sản phẩm được làm hoàn toàn theo phương pháp ủ chượp thủ công của cha ông. Mắm được chắt cốt từ tinh chất cá cơm và muối được ngâm dầm trong các lu, vại từ 18-24 tháng, quá trình này sẽ giúp thịt cá ngâm dầm trong muối mặn sẽ phân giải các protein từ đơn giản đến phức tạp cùng các axit amin có lợi cho sức khỏe. Các axit amin này đều được tổng hợp từ những enzim có sẵn trong hệ tiêu hóa và trong thịt cá, giúp nước mắm truyền thống khi chắt cốt có vị ngọt hậu, mặn ngọt hài hòa và thật tự TỰ NHIÊN, NGUYÊN CHẤT, SẠCH mà không cần đến bất cứ sự can thiệp nào của hương liệu, phụ gia hay máy móc công nghệ. Các sản phẩm nước mắm truyền thống có giá đắt hơn so với các loại nước mắm công nghiệp: từ 30.000 vnđ trở lên.
Nước mắm truyền thống ngon (hay còn gọi là nước mắm cốt nguyên chất) phải được chắt cốt từ cá với thành phần duy nhất chỉ cá và muối, không có sự can thiệp của bất cứ loại phụ gia, hương liệu nào. Đây chính là yếu tố đánh giá chất lượng nước mắm ngon, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dùng. Nước mắm truyền thống ngon phân biệt rất dễ dàng với nước chấm công nghiệp qua nhiều yếu tố như: độ đạm, màu sắc, mùi vị... Ngoài ra, những loại nước chấm độ đạm dưới 10 N g/l thì không gọi là Nước mắm. Với một sản phẩm nước mắm cốt truyền thống ngon thì phải có hàm lượng đạm tự nhiên cao, không can thiệp của hóa chất, phụ gia, hương liệu. Cũng theo kinh nghiệm chọn nước mắm ngon, thì các sản phẩm nước mắm cốt làm theo phương pháp truyền thống với thành phần chỉ cá và muối phải có độ đạm dao động từ (25 N g/l - 40 N g/l) ghi trên tem nhãn mới là sản phẩm đúng chuẩn.