Thành phố lịch sử Ayutthaya, Thái Lan
Thành lập vào năm 1350, Ayuthhaya trở thành thủ đô Vương quốc Xiêm thứ 2 sau Vương quốc Sukhothai (một vương quốc cổ của người Thái Lan ở nửa phía Nam của vùng Bắc Thái Lan hiện đại. Vương quốc này tồn tại từ năm 1238-1438). Nó đã bị phá hủy bởi cuộc xâm lược của Myanmar trong thế kỷ 18. Phần còn lại của nó, đặc trưng với các bảo tháp cổ và các ngôi già lam cổ tự Phật giáo quy mô lớn, các pho tượng Phật khổng lồ…Thành phố cổ kính này được UNESCO công nhận năm 1991.
Vào thế kỉ XVIII, nó bị phá hủy bởi người Miến Điện. Tuy nhiên, hiện tại thành phố này chỉ còn lại những tàn tích là những Prang (tháp di vật). Nằm cách 76 km về phía bắc của thành phố Bangkok, nơi đây là một khu di tích bao gồm nhiều đền, đài, chùa, bảo tàng... đặc trưng tiêu biểu của khu di tích này là các công trình đều được xây bằng gạch đỏ trần, một chất liệu xa xưa. Di tích nằm bên bờ sông được hợp bởi 3 dòng sông là sông Chao Phraya, Mae Nam Lop Buri và sông Pa Sak, chính vì vậy mà tạo nên một khu du lịch tuyệt vời thu hút nhiều du khách đến đây tham quan.
Phát triển hùng cường từ thế kỷ 14 - 18, trong thời gian đó nó đã trở thành một trong những khu đô thị lớn nhất và quốc tế hóa nhất thế giới, là trung tâm ngoại giao và thương mại toàn cầu. Thành phố lịch sử Phật giáo Ayuthhaya có vị trí chiến lược trên một hòn đảo được bao quanh bởi ba con sông nối thành phố với biển. Địa điểm này được chọn vì nó nằm trên bờ triều của Vịnh Xiêm, do vậy ngăn chặn được cuộc tấn công vào thành phố bằng tàu chiến trên biển của các quốc gia khác. Địa điểm này cũng giúp bảo vệ thành phố khỏi lũ lụt theo mùa.