Thành phố dưới nước tại Nhật Bản
Tại vùng bờ biển phía nam của Yonaguni, Nhật Bản, một hướng dẫn viên lặn đã tìm thấy một tàn tích của thành phố dưới nước vào khoảng 20 năm trước. Khu tàn tích này ước tính khoảng 8.000 năm tuổi. Một số vấn đề nảy sinh xung quanh thành phố này xuất hiện nhiều tranh cãi về một kim tự tháp bí ẩn được tìm thấy ngoài khơi bờ biển Nhật Bản. Điểm đem ra tranh luận ở đây là về những cấu trúc này dường như đã được trổ khắc ngay trong khối đá. Để làm được những điều đó đòi hỏi sử dụng những công cụ trước đây được cho là không xuất hiện ở các nền văn hóa cổ trong khu vực này. Những khối đá dưới biển Yonaguni Jima ở xứ hoa anh đào từ lâu đã khiến các nhà khoa học bối rối. Mới đây, một chuyên gia tuyên bố chúng thực ra là phế tích của Atlantis - một thành phố cổ bị động đất đánh chìm khoảng 2.000 năm trước.
Đó là tuyên bố của Masaaki Kimura, một nhà địa chất biển tại Đại học Ryukyus, Nhật Bản, sau hơn 15 năm lặn xuống khu vực này để đo đạc và tìm hiểu sự hình thành của nó. Cứ mỗi lần lặn xuống, Kimura cho biết ông lại càng thêm tin tưởng rằng dưới chân mình là di tích của một thành phố cổ 5.000 năm. "Cấu trúc lớn nhất trông giống như một kim tự tháp bậc thang, làm bằng đá nguyên khối, nhô lên ở độ sâu 25 mét", Kimura trình bày giả thuyết mới nhất của mình tại một hội thảo khoa học. Nhưng không giống các câu chuyện khác về những thành phố chìm, khẳng định của Kimura đã gây ra nhiều tranh cãi. Đến nay, các nhà khoa học chưa thể lý giải cách thành phố này hình thành dưới đáy Thái Bình Dương. Nhiều người cho rằng các kim tự tháp là sản phẩm của người ngoài hành tinh, trong khi một số ý kiến nhận định nó là công trình nhân tạo. Masaaki Kimura, giáo sư làm việc tại trường Đại học Rykukyus, Okinawa, Nhật Bản, khẳng định Yonaguni Monument là sản phẩm của người cổ đại bởi ở đây có nhiều cấu trúc nhân tạo cùng đồ gốm, công cụ bằng đá và lò sưởi.
Tuy nhiên, nhà địa chất học Robert Schoch cho rằng công trình này được hình thành tự nhiên. "Các cấu trúc ở đây được tạo ra từ khối đá cứng nguyên vẹn, không phải do các khối đá riêng biệt xếp chồng lên nhau. Sóng và thủy triều làm xói mòn đá cát, khiến nó có hình dạng giống bậc thang", Schoch nói.