Tên câu chuyện: “MÓN QUÀ BẤT NGỜ”
Kính thưa: Ban giám khảo cùng tất cả quý thầy cô đồng nghiệp.
Tôi tên: ............, hiện là giáo viên dạy lớp ............... của Trường tiểu học.............
Đến với hội thi hôm nay, tôi muốn kể cho đồng nghiệp nghe câu chuyện mà có lẽ tôi mãi mãi sẽ không bao giờ quên. Câu chuyện có tên “Món quà bất ngờ”.
Là một người giáo viên chắc hẳn trong suốt quá trình giảng dạy của chúng ta sẽ có rất nhiều kỷ niệm để lại dấu ấn khó quên, có thể sẽ theo chúng ta đi suốt cuộc đời. Với riêng tôi, là một giáo viên đã có 21 năm công tác, cũng đã có biết bao kỷ niệm vui buồn, nhưng ấn tượng để lại sâu sắc nhất trong tôi đó là kỷ niệm về một cậu học trò ở Trường Tiểu học ............., huyện .........., tỉnh ............
Năm học ............ là một giáo viên vừa mới xin chuyển về công tác tại trường tiểu học .................. Tôi được phân công chủ nhiệm lớp 5C, đa số học sinh của lớp có hoàn cảnh kinh tế đặc biết khó khăn chiếm khoảng 40% trên tổng số của lớp. Đặc biệt, một em nhìn thấy cứ lầm lì, ít nói nhưng thường hay bị sao đỏ ghi tên vì vi phạm nhiều lại hay chọc phá bạn. Qua tìm hiểu qua cô giáo chủ nhiệm năm trước thì được biết Phong là một học sinh thuộc diện cá biệt: Em hay nghịch, hay phá bạn, ít nói, lại hay bỏ học, thường xuyên không làm bài tập. Và như kiểm chứng những thông tin tôi vừa nhận được, liên tiếp những ngày sau đó, Em không đến lớp mà không hề có bất cứ lý do gì. Tôi tìm đến nhà em để tìm hiểu nguyên nhân vì sao em bỏ học thì rất bất ngờ khi biết được ở gia đình em vì là con trai duy nhất nên Phong rất được nuông chiều, muốn gì được nấy và rất bướng bỉnh, hay cãi lại cha mẹ và người lớn, không chịu học hành nhưng lạ rất thích được khen tặng mỗi khi làm được một việc gì. Đây chính là mấu chốt của câu chuyện mà tôi cần phải thay đổi cách giáo dục đối với cậu học trò này. Từ đây, tôi đã thay đổi chiến thuật, mỗi ngày đến lớp tôi lại dành thời gian nói chuyện với Phong, hỏi han mọi chuyện và không quên khen tặng em khi Phong có một hàng vi ứng xử tốt với bạn.
Bên cạnh đó, tôi còn dành thời gian đến gia đình trao đổi với bà nội của em về chuyện học hàng và sự tiến bộ của em trong những ngày qua. Tôi xin phép gia đình cho em Phong về trễ hơn giờ học một chút để tôi có thời gian để giúp em nắm lại bài khi chưa hiểu, khơi gợi cho em giãi bày tâm sự khí thiếu vắng tình thương của cha mẹ. Cũng có lúc, tôi như một người bạn lớn nhẹ nhàng khuyên nhủ, động viên em cố gắng học tập.
Những lúc đưa em về nhà sau khi phụ đạo thêm cho em, gặp những người bán vé số dọc đường tôi thường hỏi:
- Phong này, khi nhìn thấy những đứa bé cùng tuổi mà phải cầm từng tờ vé số bán để mưu sinh em nghĩ thế nào?
Em không nói gì, tôi bảo:
- Vậy em có nghĩ là mình vẫn còn may mắn hơn họ, vần được học hành và vui đùa cùng với tuổi thơ không?
Tuy cha mẹ em đã đi tù nhưng vài năm nữa họ sẽ về với em. Em có điều kiện rất tốt, hãy cố gắng học thật giỏi, thật ngoan để sau này có việc làm ổn định, giúp ích cho xã hội, cho bà nội và gia đình nhé.
Em bảo:
- Dạ! em đã biết rồi ạ.
Qua một khoảng thời gian khoảng 2 tháng, tôi nhận thấy cậu học trò của mình hôm nào đến lớp không còn chọc phá bạn, không còn vi phạm những lỗi lầm trước kia mà bây giờ là một học sinh ngoan, biết vâng lời thầy cô, biết giúp đỡ bạn bè mỗi khi gặp khó khăn.
Sau một thời gian khoảng hơn 3 tháng sau nữa em tiến bộ rất nhanh, đi học đầy đủ, học bài, làm bài đầy đủ, không nghịch ngợm, rất ngoan. Cuối năm đó, em được khen thưởng. Gia đình rất phấn khởi, bà nội em đến gặp tôi cảm động, nước mắt rưng rưng không nói nên lời.
Thắm thoắt thời gian trôi qua đã 9 năm, các học trò cũ năm đó của tôi giờ có em thì học trung học nghề, một số em đang học đại học. Còn tôi luôn bận rộn với công việc giảng dạy và cuộc sống riêng tư của mình. Rồi bất ngờ một ngày, đó là vào ngày sinh nhật của tôi vừa qua (ngày .........), tôi nhận được một cuộc điện thoại, đầu dây bên kia nói rằng: Chào thầy, em là ..... học trò cũ lớp 5C của thầy đây, nhân ngày sinh nhật của thầy, em chúc thầy luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt và gửi tới thầy bài hát mà thầy yêu thích. Lúc đó, lời bài hát “Về đâu mái tóc người thương” phát ra từ giọng hát của em làm tôi đứng lặng người vì quá bất ngờ. Tôi không ngờ rằng những câu chuyện hằng ngày rất bình thường giữa thầy và trò lúc đó làm em Phong nhớ mãi và quan tâm tôi đến thế. Có lẽ trong các giờ ra chơi, những lúc tan học ở lại thầy trò tâm sự, những lúc ngoài giờ lên lớp, tôi luôn tạo sự gần gũi với em, luôn quan tâm đến em tạo cơ hội để thầy trò cùng sẻ chia, tâm sự, cùng em với vai trò là một người bạn lớn cho em được thoải mái trò chuyện, tâm sự, phụ đạo thêm cho em. Vậy mà em lại tặng tôi món quà quá bất ngờ, khiến tôi rất xúc động. Nhưng hạnh phúc hơn nữa là tôi đã làm thay đổi một phần nào trong suy nghĩ của em, được nhìn thấy em ngày càng lớn lên và đang dần thành đạt đó là điều mà tôi cảm thấy tự hào nhất trong nghề của dạy học của mình.
Giờ đây em đã là sinh viên năm thứ 3 của trường Đại học ....... và kể từ hôm đó thầy trò thường xuyên liên lạc với nhau, và em thường hỏi tôi rằng: “Thầy ơi! thầy bây giờ có còn thích nghe bài hát đó nữa không?”, tôi chỉ cười mà lòng cảm thấy rất ấm áp, hạnh phúc.
Qua câu chuyện tôi vừa kể, tôi thấy rằng làm công tác chủ nhiệm lớp đó là một công việc quả là khó khăn vất vả, đặc biệt là với giáo viên tiểu học. Nhưng nếu chúng ta biết sử dụng biện pháp giáo dục phù hợp, thấu hiểu học sinh với tấm lòng yêu nghề, mến trẻ thì tôi tin tưởng rằng chúng ta sẽ thành công trong công tác chủ nhiệm. Đồng thời tôi muốn nhắn nhủ đến các bạn đồng nghiệp một thông điệp rằng Khi ta trao yêu thương sẽ nhận lại yêu thương. Sự tận tâm của người thầy luôn có sức mạnh to lớn để giáo dục và cảm hóa học sinh. Thật hạnh phúc biết bao khi mỗi chuyến đò qua sông chúng ta lại có thêm nhiều niềm vui mới vì đã góp sức mình đào tạo ra những con người có ích cho xã hội.
Cuối cùng, tôi xin kính chúc Ban giám khảo cùng tất cả các đồng nghiệp lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt, chúc hội thi thành công tốt đẹp!