Sử dụng sơ đồ tư duy
Bí quyết này chính là hình thành một dàn ý lớn trong đầu, chia bài học thành những phần lớn khác nhau. Trong mỗi phần này, chúng ta cần tìm ra những ý chính đã được lọc từ trước, sau đó học theo hệ thống như kiểu sơ đồ phân quyền hoặc sơ đồ hình cây. Tức ta chia dàn ý, trong một bài, một chủ đề thì có bao nhiêu phần, tiêu đề mỗi phần là gì, nội dung chính, từ khoá của từng phần đó là gì. Bằng cách này bạn sẽ dễ dàng học thuộc và hệ thống bài học, nắm bắt bài nhanh nhất mà không phải mông lung trong mớ hỗn độn kiến thức.
Ví dụ khi học về Chu Văn An, các bạn có thể vẽ một sơ đồ trong đó cái tên chu văn an ở trung tâm, và từ đó vẽ ra các nhánh là các sự kiện quan trọng hoặc tính cách gắn liền với ông Chu Văn An. Ví dụ như năm sinh, năm mất, ...Và quan trọng nhất đó là hãy mô tả các sự kiện bằng hình ảnh chứ không phải bằng chữ viết( nếu có thể) như ví dụ về ông Chu Văn An ở trên, bạn hoàn toàn có thể thay thế những dòng chữ đơn điệu" ông dâng sớ chém 7 tên nịnh thần" bằng hình ảnh sinh động hơn đó là có 1 cây đao và 7 cái đầu người-hơi ghê rợn, nhưng hình ảnh càng gây ấn tượng mạnh bạn sẽ nhớ càng lâu.