Somalia
Từ năm 1991 đến 2013, đất nước Somalia hoạt động mà không có chính phủ, cuộc sống tại đây giống hệt như trong các bộ phim về hậu tận thế, các băng nhóm thoải mái giết chóc, cuộc sống của người dân ngập trong bạo lực và cướp bóc, hiếp dâm. Sau độc lập, tình hình không khá hơn bao nhiêu như người ta vẫn tin. Bất chấp đã giành được tự do từ tay các nước thực dân châu Âu, đa số người Somalia vẫn thiếu một bản sắc dân tộc rõ ràng khi coi mình là một bộ phận của một thị tộc hay một nhóm sắc tộc thay vì là một đất nước. Sáu thị tộc chính ở nước này là Isaaq, Dir, Darood, Ogaden và Rahanwayn. Họ lại được chia thành các nhóm thị tộc nhỏ hơn và vì thế, xung đột lợi ích giữa các nhóm thường xuyên dẫn đến bạo động. Cảm giác về nguồn cội của họ quan trọng hơn là vấn đề lãnh thổ.
Người đã làm thay đổi tình trạng đó là Siad Barre. Ông lên nắm quyền tổng thống sau một cuộc đảo chính gần như không đổ máu năm 1969. Từng là tổng tư lệnh Quân đội quốc gia Somalia, Barre tạo dựng sự sùng bái cá nhân cũng như có cách cai trị chuyên quyền. Nhưng có lẽ “điểm nhấn” của Barre là việc ông đã đặt các thị tộc ra ngoài vòng pháp luật, khiến phần đông dân cư tức giận. Giai đoạn lãnh đạo của ông cũng đáng chú ý với cuộc xâm lược thảm họa khu vực của người Ogaden ở Ethiopia, làm xấu đi quan hệ hai nước và đặt gánh nặng khổng lồ lên nền kinh tế Somalia.
Chỉ số: 3.324 điểm