Sỏi thận

Sỏi thận hay còn gọi là sạn thận, bệnh xảy ra khi các chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, bàng quang, niệu quản... thành những tinh thể rắn, hay gặp hơn cả là tinh thể Calcite. Kích thước của sỏi có thể lên tới vài cm.

Sỏi thận được hình thành khi lượng nước tiểu giảm và nồng độ chất khoáng trong thận tăng cao. Khi có một trong hai hoặc cả hai hiện tượng trên kéo dài trong nhiều ngày sẽ có nguy cơ hình thành sỏi thận.

Đối với sỏi thận có kích thước nhỏ có thể được tống ra ngoài khi đi tiểu bình thường. Tuy nhiên, những viên sỏi lớn khi di chuyển trong thận, niệu quản, bàng quang... gây cọ xát dẫn tới tổn thương thậm chí làm tắc đường dẫn nước tiểu để lại những hậu quả rất khôn lường.


Triệu chứng bệnh sỏi thận

Bệnh sỏi thận có diễn biến âm thầm và biểu hiện cũng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Tuy nhiên, khi thấy xuất hiện cơn đau quanh vùng rốn hay có 1 trong những dấu hiệu sau, hãy nhanh chóng tới các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.

  • Đau lưng, đau vùng mạn sườn dưới
  • Đau khi đi tiểu, tiểu ra máu, tiểu dắt, tiểu són
  • Cảm giác buồn nôn và nôn
  • Hay sốt và cảm giác ớn lạnh.

Nguyên nhân gây sỏi thận

  • Dùng thuốc tùy tiện, lạm dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài
  • Thói quen ăn mặn, nhiều dầu mỡ
  • Thói quen uống ít nước, không đủ nước cho thận lọc và đào thải chất khoáng ra ngoài
  • Mất ngủ kéo dài khiến mô thận không được tái tạo, tổn thương nặng hơn, dễ dẫn tới sỏi thận
  • Nhịn ăn sáng khiến dịch mật tích tụ trong túi mật và đường ruột, dẫn tới sỏi thận
  • Nhịn tiểu khiến các chất khoáng không được đào thải, lắng đọng trong thận gây sỏi thận.

Điều trị bệnh sỏi thận

Điều trị ngoại khoa

  • Các bác sĩ sẽ cân nhắc tới hướng điều trị ngoại khoa, lấy sỏi ra ngoài, khi kích thước sỏi quá lớn gây ra những tổn thương và biến chứng nghiêm trọng, cần được cấp cứu tức thời.
  • Hiện nay có rất nhiều phương pháp hiện đại được sử dụng, ưu tiên là các phẫu thuật ít xâm lấn như: Nội soi tán sỏi qua da mà không cần mổ, tán sỏi nội soi, mổ nội soi...

Điều trị nội khoa

  • Đối với kích thước viên sỏi nhỏ hoặc giai đoạn đầu của bệnh sỏi thận, các bác sĩ có thể cân nhắc tới hướng điều trị nội khoa.
  • Mục đích chính của điều trị nội khoa là hỗ trợ, tạo điều kiện để bệnh nhân đái ra sỏi. Đây được xem như là phương pháp khá an toàn, phù hợp với đại đa số người bệnh và còn đem lại sự hiệu quả trong điều trị.
  • Để đạt được điều đó cần phải có sự kết hợp các giữa yêu cầu khi sử dụng thuốc như: Tăng khả năng bào mòn sỏi, rút ngắn thời gian điều trị. Tăng lượng nước tiểu qua thận để giúp đưa sỏi ra ngoài dễ dàng hơn. Chống viêm, chống nhiễm khuẩn, ngăn ngừa biến chứng.

Cách phòng ngừa bệnh sỏi thận

  • Nên uống đủ lượng nước trong 1 ngày (2-3 lít nước/ngày).
  • Nước chanh là 1 sự lựa chọn tốt vì có thể giúp phòng ngừa sỏi axit uric cũng như oxalat canxi.
  • Sử dụng caffeine 1 cách hợp lý.
  • Hạn chế các sản phẩm làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận như soda, trà đá, dâu tây, các loại hạt...
  • Thực hiện ăn nhạt, cắt giảm lượng muối.
  • Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, cholesterol.
  • Duy trì khối lượng cơ thể hợp lý.
Sỏi thận
Sỏi thận
Bệnh sỏi thận

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |