So sánh hình tượng người lái đò sông Đà và nhân vật Huấn Cao bài 6
Nguyễn Tuân là tác giả lớn của văn học hiện đại Việt Nam với những thành tựu xuất sắc ở cả hai giai đoạn trước và sau năm 1945. Sáng tác của Nguyễn Tuân mang phong cách riêng độc đáo trong đó nổi bật chất tài hoa uyên bác. "Người lái đò sông Đà" là bài tùy bút xuất sắc của Nguyễn Tuân được tin trong tập "sông Đà" năm 1960. Đoạn văn "ông đò hai tay giữ mái chèo... Họ nghĩ thế lúc ngừng chèo" đã thể hiện trọn vẹn vẻ đẹp của ông đò. Khi liên tưởng đến nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn "chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân trước cách mạng, ta thấy được sự ổn định và phát triển trong cách tiếp cận con người của tác giả.
Để làm nổi bật vẻ đẹp của ông lái đò, Nguyễn Tuân đặt người lái đò trong một bối cảnh phi thường. Trùng vi thạch trận sông Đà được bố trí bằng hai lực lượng: đá và nước. Đá đã mai phục hàng nghìn năm trở thành thạch tinh, thạch quỷ, hòn nào cũng "nhăn nhìn méo mó", thái độ thì "ngỗ ngược". Nước nơi đây reo hò làm thanh viện cho đá, chúng đánh những món đòn hiểm độc nhất. Đó là một bức đại cảnh, trên đó người lái đò hiện lên đẹp vô cùng như một dũng tướng, một người nghệ sĩ với tay lái ra hoa.
Một trong những phẩm chất tiên quyết của người nghệ sĩ là anh ta phải am hiểu công việc mình làm, lĩnh vực mình hoạt động, đối tượng mình khám phá và sáng tạo. Nếu xem người lái đò là người nghệ sĩ thì đó chính là một người nghệ sĩ âm tường. "Ông đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá" và "thuộc quy luật" của dòng sông, thác đá... Bằng những chữ "binh pháp", "quy luật phục kích" Nguyễn Tuân đã biến sông, đá, nước vô tri thành loài thủy quái, thành lũ tướng dữ quân tợn. Hai chữ "thần sông thần đá", Nguyễn Tuân lại biến lũ quân hùng tợn ấy thành một thế lực siêu nhiên, siêu hình. Ông đò qua các từ "nắm chắc, thuộc" trở thành người dũng tướng làm chủ một đội quân, một lực lượng hùng hậu.
Ông đò còn hiện lên với vẻ đẹp tài hoa, trí dũng trong trận thủy chiến với sóng thác sông Đà. Vòng vây thứ nhất, sông Đà mở bốn của tử, một cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn... Ông đò hai tay "giữ vững mái chèo", hai chân "kẹp chặt lấy cuống lái", mặt " méo bệch" vì sóng táy vô cùng đau. Tiếng chỉ huy "ngắn gọn, tỉnh táo". Ông đò hiện lên vô cùng bình tĩnh, cam trường để giúp ông làm chủ con thuyền, làm điểm tựa vững chắc cho các cộng sự của mình bằng sự phòng thủ, chế ngự và ám binh bất động. Đến vòng vây thạch trận thứ hai, sông nước tăng thêm cửa tử, cửa sinh lệch về phía hữu ngạn, dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế sống...Sóng nước, thác nước sông Đà như một loài hoang thú dùng hết tốc độ, sức mạnh trong cuộc truy sát con mồi. Ông đò không chỉ nhận thức sự mạo hiểm khi cưỡi trên sóng nước sông Đà mà còn tỉnh táo chinh phục. Ông ghì cương lái, nắm buồng sóng đúng luồng, phóng nhanh vào luồng sinh. Khi gặp bọn thủy quân, đức ông "tránh, rảo bơi chèo lên", đứa ông "sấn lên, chặt đôi, mở đường tiến". Ở vòng này, ông đò tấn công cực kì linh hoạt, có cương có nhu, có công có thủ. Ở vòng vây cuối, sự hiểm ác của thác đá đã được nhà văn miêu tả trong hình ảnh ẩn dụ tài hoa về "cổng đá cánh mở cánh khép", phải trái đều là luồng chết. Nhiệm vụ của ông đò là "phóng thẳng thuyền, chọc thủng" một luồng sinh duy nhất ở ngay giữa cửa bọn đá hậu vệ trấn giữ. Hình ảnh con thuyền lao vút qua khe hẹp được miêu tả trong những câu văn ngắn cùng với sự kết hợp động từ và danh từ: "vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng..." đã thể hiện sự điêu luyện, khéo léo và sức mạnh của một tay lái "ra hoa".
Trở về với cuộc sống bình thường, ông đò lại hiện lên với vẻ đẹp ung dung, bình dị. Sau khi chiến thắng thiên nhiên hung bạo, những người lái đò lại "đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và toàn bàn tán về cá anh vũ, cá dầm xanh... Chả thấy ai bàn thêm một lời nào về cuộc chiến thắng vừa qua nơi cửa ải nước đủ tướng dữ quân tợn". Thái độ bình thản ấy càng tô đậm tầm vóc lớn lao của những người anh hùng trong cuộc sống đời thường bình dị khi họ coi việc chiến đấu và chiến thắng sông Đà hiểm ác chỉ là chuyện thường ngày.
Ngược dòng thời gian về với văn Nguyễn Tuân trước cách mạng ta thấy thấp thoáng bóng dáng của Huấn Cao trong truyện ngắn "chữ người tử tù". Đó là một con người tài hoa, khí phách và có thiên lương trong sáng, lành vững. Ông có tài viết chữ nhanh và đẹp, chữ Huấn Cao biến tên Huấn Cao thành thanh danh lẫy lừng, chữ ông Huấn còn trở thành báu vật với quản ngục. Huấn Cao còn đứng đầu đội quân phiến loạn, khí phách tỏa sáng khi nhập lao, khi nhận hung tin. Lời giãi bày với thầy thơ lại và quản ngục còn cho thấy ông Huấn là người có thiên lương trong sáng, lành vững.
Qua hình tượng ông lái đò và Huấn Cao, phong cách của Nguyễn Tuân luôn ổn định trong việc tiếp cận con người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ. Tuy nhiên, nếu trước cách mạng nhà văn tìm thấy vẻ đẹp ở lớp người đặc tuyển, chỉ còn là một thời vang bóng thì sau cách mạng, tác giả trở về với nhân dân đại chúng, hiện hữu trong cuộc sống cần lao bình dị đời thường.