Sò huyết Bình Đại
Sò huyết là loại nhuyễn thể hai mảnh (Bivalvia), sống ở vùng trung triều ven biển và các đầm phá... ở độ sâu 1 - 2 mét so với mặt nước. Sò huyết phân bố ở vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương từ đông châu Phi đến Úc, Nhật Bản. Tại Việt Nam, người dân quen gọi là sò trứng hay sò tròn. Sò trưởng thành dài 5 - 6 cm và rộng 4 - 5 cm. Tại Việt Nam, sò huyết xuất hiện nhiều nhất ở huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre.... Sò huyết có giá trị dinh dưỡng cao, bổ máu, được chế biến thành nhiều món ăn như sò luộc, sò hấp, bò xào sò huyết, cháo sò huyết... Những món ăn này còn có tác dụng chữa bệnh tốt như tăng huyết áp, suy nhược cơ thể, lao phổi.
Sò huyết từ lâu đã được biết đến như một món ăn giàu dinh dưỡng với hàm lượng các chất như moisture, protein, lipit, chất khoáng, các vitamin nhóm B, nhiều đạm và ít mỡ nên được rất nhiều người ưa thích. Thành phần nguyên tố trong vỏ sò huyết gồm có canxi, cacbon, magiê, natri, phốt pho, kali, sắt, đồng, niken, kẽm, bo, và silic. Theo đó, Ca và C tồn tại ở dạng hợp chất với nhau (canxi cacbonat CaC), chiếm hơn 98,7% tổng hàm lượng khoáng. Mg, Na, P, K và các nguyên tố khác như Fe, Cu, Ni, B, Zn và Si chiếm khoảng 1,3%.