Sắt (Fe)
Trong một buổi sinh hoạt CLB sinh viên, bỗng một cô gái hỏi: "Sắt có từ khi nào?". Chạm đúng vào chuyên môn, anh chàng sinh viên khảo cổ học trả lời ngay:" Khoảng nghìn năm TCN, khi con người lần đầu đầu tiên biết luyện sắt từ quặng, mở thời kì đồ Sắt.
Cô gái mỉm cười: "Nhỡ con người biết sắt còn trước nữa cơ thì sao?".
"Không thể được", Chàng sinh viên khảo cổ trả lời, trước đó là thời đại đồng thanh. Con người biết làm ra công cụ và vũ khí bằng đồng nhưng vẫn chưa thể từ bỏ công cụ bằng đá, bởi lẽ đồng thanh vẫn còn chưa đủ cứng. Chỉ khi sắt xuất hiện thì công cụ bằng đá mới trở thành vật bảo tàng. Mọi người vỗ tay hoan hô trước lời hùng biện của anh chàng này.
Nhưng thật ra cô gái đã đúng. Sắt là kim loại hoạt động mạnh nên hầu hết quặng sắt đều là quặng oxit và pirit. Sắt tự do là nhờ của Trời cho. Đó là những thiên thạch rơi xuống Trái Đất.
Phân tích cho thấy sắt từ thiên thạch có chứa nguyên tố niken và coban. Vậy nên sắt, coban, niken là ba anh em ruột khai sinh từ thiên tào, và khi hạ giới ở ba hộ liền nhau trong bảng HTTH của Mendeleev. Và cứ trung bình 20 mươi thiên thạch rơi xuống Trái Đất thì 1 là kim loại sắt.
Cái khó khăn nhất đối với con người tiền sử trong việc nấu quặng sắt là nhiệt độ. Vì sắt có nhiệt độ nóng chảy rất cao: 1539 độ C. Than củi không thể đủ nhiệt để đạt tới nhiệt độ này, cho dù họ đã cố gắng đào hố trên núi, bố trí thoáng gió... Chỉ đến khi có những bí quyết xây lò cao đủ nóng được tìm ra ở Anatolia khoảng 1500 năm TCN thì mới từ từ chuyển sang thời kì Đồ Sắt.