Top 10 Hành tinh bí ẩn nhất trong Hệ Mặt Trời

Nguyễn Tăng Cường 2555 1 Báo lỗi

Hệ Mặt Trời là một hệ hành tinh có Mặt Trời ở trung tâm và các thiên thể nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt Trời, tất cả chúng được hình thành từ sự suy sụp ... xem thêm...

  1. Top 1

    Sao Thủy - Hành tinh có kích thước nhỏ nhất

    Sao Thủy là hành tinh khó nắm bắt nhất trong các hành tinh phát sáng vì nó ở gần Mặt Trời nhất và là hành tinh nhỏ nhất có nhiệt độ vô cùng khắc nghiệt. Bề mặt hướng vào Mặt Trời rất nóng tới hơn 400 độ C trong khi bề mặt cách xa Mặt Trời lại rất lạnh tới -180 độ C. Hành tinh này có lỗi bằng sắt lớn chiếm 2/3 diện tích tổng thể của nó. Sao Thủy có từ trường yếu và lớp không khí cực kì mỏng. Hành tinh này là thế giới bí ẩn, nó hình thành như thế nào? và tại sao nó lại có lỗi sắt bên trong? Trên Sao Thủy không có sự biến đổi thời tiết theo mùa như ở các hành tinh khác bởi vì nó không có bầu khí quyển đáng kể. Hành tinh bị khóa thủy triều với Mặt Trời do đó nó quay trên quỹ đạo rất khác so với các hành tinh khác. Khi lấy các ngôi sao cố định làm điểm mốc, nó tự quay được chính xác ba vòng trong hai chu kỳ quỹ đạo quanh Mặt Trời. Khi nhìn từ Mặt Trời, trong hệ quy chiếu quay cùng với chuyển động quỹ đạo, hành tinh hiện lên chỉ quay quanh trục một lần trong hai "năm" Sao Thủy. Do vậy nếu có người đứng trên Sao Thủy họ chỉ nhận thấy 1 ngày trong 2 năm.


    Bởi vì quỹ đạo Thủy Tinh nằm bên trong quỹ đạo Trái Đất và của Sao Kim, khi nhìn từ Trái Đất hành tinh có lúc hiện lên vào buổi sáng hoặc vào buổi tối, nhưng không bao giờ có thể nhìn thấy lúc nửa đêm. Tương tự như Sao Kim và Mặt Trăng, hành tinh cũng có các pha quan sát khi nó di chuyển trên quỹ đạo. Sao Thủy không có một vệ tinh tự nhiên nào. Độ sáng biểu kiến của Sao Thủy thay đổi từ −2,0 đến 5,5; nhưng vì quá gần Mặt Trời nên nếu quan sát hành tinh này qua kính viễn vọng rất khó khăn và ít khi thực hiện được. Hai phi thuyền đã ghé thăm sao Thủy: Mariner 10 bay vào năm 1974 và 1975 và MESSENGER, được phóng lên vào năm 2004, đã quay quanh sao Thủy hơn 4.000 lần trong vòng bốn năm trước khi cạn kiệt nguồn nhiên liệu và rơi vào bề mặt hành tinh này vào ngày 30 tháng 4 năm 2015.

    Những thông số cơ bản về Sao Thủy:

    • Khoảng cách từ mặt trời: 0,39 AU (57,9 triệu km).
    • Chu kỳ quỹ đạo: 87,96 ngày Trái Đất.
    • Chu kỳ tự quay: 58,7 ngày.
    • Khối lượng :3,3 x 1023 kg.
    • Đường kính: 4878 km.
    • Nhiệt độ bề mặt : -185 độ C đến 425 độ C.
    • Vệ tinh tự nhiên: Không.
    Sao Thủy
    Sao Thủy
    Sao Thủy
    Sao Thủy

  2. Top 2

    Sao Kim - Hành tinh có nhiệt độ bề mặt cao nhất

    Sao Kim (Venus) hay Kim tinh là hành tinh thứ hai trong hệ Mặt Trời, tự quay quanh nó với chu kỳ 224,7 ngày Trái Đất. Xếp sau Mặt Trăng, nó là thiên thể tự nhiên sáng nhất trong bầu trời tối, với cấp sao biểu kiến bằng −4.6, đủ sáng để tạo nên bóng trên mặt nước. Bởi vì Sao Kim là hành tinh phía trong tính từ Trái Đất, nó không bao giờ xuất hiện trên bầu trời mà quá xa Mặt Trời: góc ly giác đạt cực đại bằng 47,8°. Sao Kim đạt độ sáng lớn nhất ngay sát thời điểm hoàng hôn hoặc bình minh, do vậy mà dân gian còn gọi là sao Hôm, khi hành tinh này hiện lên lúc hoàng hôn và sao Mai, khi hành tinh này hiện lên lúc bình minh. Sao Kim được xếp vào nhóm hành tinh đất đá và đôi khi người ta còn coi nó là "hành tinh chị em" với Trái Đất do kích cỡ, gia tốc hấp dẫn, tham số quỹ đạo gần giống với Trái Đất. Tuy nhiên, người ta đã chỉ ra rằng nó rất khác Trái Đất trên những mặt khác.


    Sao Kim bị bao bọc bởi lớp mây dày có tính phản xạ cao chứa axít sunfuric và khiến chúng ta không thể quan sát bề mặt của nó dưới bước sóng ánh sáng khả kiến. Mật độ không khí trong khí quyển của nó lớn nhất trong số bốn hành tinh đất đá, thành phần chủ yếu là cacbon điôxít. Áp suất khí quyển tại bề mặt hành tinh cao gấp 92 lần so với của Trái Đất. Với nhiệt độ bề mặt trung bình bằng 735 K (462°C), Sao Kim là hành tinh nóng nhất trong Hệ Mặt Trời. Nó không có chu trình cacbon để đưa cacbon trở lại đá và đất trên bề mặt, do vậy không thể có một tổ chức sống hữu cơ nào có thể hấp thụ nó trong sinh khối. Một số nhà khoa học từng cho rằng Sao Kim đã có những đại dương trong quá khứ, nhưng đã bốc hơi khi nhiệt độ hành tinh tăng lên do hiệu ứng nhà kính mất kiểm soát. Nước có thể đã bị quang ly và bởi vì không có từ quyển hành tinh, hiđrô tự do có thể thoát vào vũ trụ bởi tác động của gió Mặt Trời. Toàn bộ bề mặt của Sao Kim là một hoang mạc khô cằn với đá và bụi và có lẽ vẫn còn núi lửa hoạt động trên hành tinh này.


    Những thông số cơ bản về Sao Kim:

    • Khoảng cách từ mặt trời: 0,723 AU (108,2 triệu km).
    • Chu kỳ quỹ đạo: 224,68 ngày Trái Đất.
    • Chu kỳ tự quay: 243 ngày.
    • Khối lượng: 4,87 x 1024 kg.
    • Đường kính: 12104 km.
    • Nhiệt độ bề mặt : 467 độ C.
    • Vệ tinh tự nhiên: Không.
    Sao Kim
    Sao Kim
    Sao Kim
    Sao Kim
  3. Top 3

    Sao Hỏa - Hành tinh có ngọn núi cao nhất

    Sao Hỏa hay Hỏa tinh là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ. Nó thường được gọi với tên khác là "Hành tinh Đỏ", do sắt ôxít có mặt rất nhiều trên bề mặt hành tinh làm cho bề mặt nó hiện lên với màu đỏ đặc trưng. Sao Hỏa là một hành tinh đất đá với một khí quyển mỏng, có những đặc điểm trên bề mặt có nét giống với cả các hố va chạm trên Mặt Trăng và các núi lửa, thung lũng, sa mạc và chỏm băng ở cực trên của Trái Đất. Chu kỳ tự quay và sự tuần hoàn của các mùa trên Hỏa Tinh khá giống với của Trái Đất do độ nghiêng của trục quay tạo ra. Trên Sao Hỏa có ngọn núi Olympus Mons, ngọn núi cao nhất trong Hệ Mặt Trời và hẻm núi Valles Marineris, hẻm núi dài và rộng nhất trong Thái Dương Hệ. Lòng chảo Borealis bằng phẳng trên bán cầu bắc bao phủ tới 40% diện tích bề mặt hành tinh đỏ và có thể là một hố va chạm khổng lồ trong quá khứ.

    Cho đến khi tàu Mariner 4 lần đầu tiên bay ngang qua Sao Hỏa vào năm 1965, đã có nhiều suy đoán về sự có mặt của nước lỏng trên bề mặt hành tinh này. Chúng dựa trên những quan sát về sự biến đổi chu kỳ về độ sáng và tối của những nơi trên bề mặt hành tinh, đặc biệt tại những vĩ độ vùng cực, nơi có đặc điểm của biển và lục địa, những đường kẻ sọc dài và tối ban đầu được cho là những kênh tưới tiêu chứa nước lỏng. Những đường sọc thẳng này sau đó được giải thích như là những ảo ảnh quang học, mặc dù các chứng cứ địa chất thu thập bởi các tàu thăm dò không gian cho thấy Sao Hỏa có khả năng đã từng có nước lỏng bao phủ trên diện rộng ở bề mặt của nó. Năm 2005, dữ liệu từ tín hiệu radar cho thấy sự có mặt của một lượng lớn nước đóng băng ở hai cực và tại các vũng vĩ độ trung bình. Robot tự hành Spirit đã lấy được mẫu các hợp chất hóa học chứa phân tử nước vào tháng 3 năm 2007. Tàu đổ bộ Phoenix đã trực tiếp lấy được mẫu nước đóng băng trong lớp đất nông trên bề mặt vào ngày 31 tháng 7 năm 2008. Sao Hỏa có hai vệ tinh: Phobos và Deimos, chúng là các vệ tinh nhỏ và dị hình.


    Những thông tin cơ bản về Sao Hỏa:

    • Khoảng cách từ mặt trời: 1,524 AU (227,9 triệu km).
    • Chu kỳ quỹ đạo: 686,98 ngày Trái Đất.
    • Chu kỳ tự quay: 24.6 giờ.
    • Khối lượng : 6,42 x 1023 kg.
    • Đường kính: 6787 km.
    • Nhiệt độ bề mặt : -123 độ C đến 37 độ C.
    • Vệ tinh tự nhiên: Phobos và Deimos.
    Sao Hỏa
    Sao Hỏa
    Sao Hỏa
    Sao Hỏa
  4. Top 4

    Sao Mộc - Hành tinh có kích thước lớn nhất

    Sao Mộc hay Mộc tinh là hành tinh thứ năm tính từ Mặt Trời và là hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời. Nó là hành tinh khí khổng lồ với khối lượng bằng một phần nghìn của Mặt Trời nhưng bằng hai lần rưỡi tổng khối lượng của tất cả các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời cộng lại. Sao Mộc được xếp vào nhóm hành tinh khí khổng lồ cùng với Sao Thổ (Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương được xếp vào hành tinh băng khổng lồ). Hai hành tinh này đôi khi được gọi là hành tinh kiểu Sao Mộc hoặc hành tinh vòng ngoài. Các nhà thiên văn học cổ đại đã biết đến hành tinh này và gắn với thần thoại và niềm tin tôn giáo trong nhiều nền văn hóa. Người La Mã đặt tên hành tinh theo tên của vị thần Jupiter, vị thần quan trọng nhất trong số các vị thần. Tên gọi trong tiếng Trung Quốc, tiếng Triều Tiên, tiếng Nhật và tiếng Việt của hành tinh này được đặt dựa vào hành "mộc" trong ngũ hành. Khi nhìn từ Trái Đất, Sao Mộc có cấp sao biểu kiến −2,94, đủ sáng để tạo bóng và là thiên thể sáng thứ ba trên bầu trời đêm sau Mặt Trăng và Sao Kim. (Sao Hỏa hầu như sáng bằng Sao Mộc khi Sao Hỏa ở những vị trí xung đối trên quỹ đạo của nó với Trái Đất.)

    Sao Mộc
    chứa chủ yếu hiđrô và heli - chiếm một phần tư khối lượng của nó, mặc dù heli chỉ chiếm một phần mười số lượng phân tử. Có thể có một lõi đá trong hành tinh chứa các nguyên tố nặng hơn nhưng giống như những hành tinh khí khổng lồ khác, Sao Mộc không có một bề mặt rắn định hình. Bởi vì có tốc độ tự quay nhanh, hình dạng của hành tinh có hình phỏng cầu dẹt (nó hơi phình ra tại xích đạo). Lớp khí quyển ngoài cùng hiện lên với nhiều dải mây ở những độ cao khác nhau, do kết quả của hiện tượng nhiễu loạn khí động và tương tác với những cơn bão tại biên. Một đặc điểm nổi bật trên ảnh chụp của nó đó là Vết Đỏ Lớn, một cơn bão khổng lồ được biết đến tồn tại ít nhất từ thế kỷ 17 khi các nhà thiên văn lần đầu tiên quan sát nó bằng kính thiên văn. Bao quanh Mộc Tinh là một hệ thống vành đai mờ nhạt cũng như từ quyển mạnh. Có ít nhất 67 vệ tinh tự nhiên quay quanh nó, bao gồm bốn vệ tinh lớn nhất gọi là các vệ tinh Galileo do nhà bác học Galileo Galilei lần đầu tiên quan sát năm 1610. Ganymede, vệ tinh lớn nhất, có đường kính lớn hơn Sao Thủy.


    Thông số cơ bản về Sao Mộc:

    • Khoảng cách từ mặt trời: 5,203 AU (778,3 triệu km).
    • Chu kỳ quỹ đạo: 11,86 năm Trái Đất.
    • Chu kỳ tự quay: 9,84 giờ.
    • Khối lượng : 1,9 x 1027 kg.
    • Đường kính: 142.796 km.
    • Nhiệt độ bề mặt : -153 độ C.
    • Vệ tinh tự nhiên: 67 vệ tinh.
    Sao Mộc
    Sao Mộc
    Sao Mộc
    Sao Mộc
  5. Top 5

    Sao Thổ - Hành tinh có vành đai lớn nhất

    Sao Thổ tức Thổ tinh là hành tinh thứ sáu tính theo khoảng cách trung bình từ Mặt Trời và là hành tinh lớn thứ hai về đường kính cũng như khối lượng, sau Sao Mộc trong Hệ Mặt Trời. Tên tiếng Anh của hành tinh mang tên thần Saturn trong thần thoại La Mã, ký hiệu thiên văn của hành tinh thể hiện cái liềm của thần. Sao Thổ là hành tinh khí khổng lồ với bán kính trung bình bằng 9 lần của Trái Đất. Tuy khối lượng của hành tinh cao gấp 95 lần khối lượng của Trái Đất nhưng với thể tích lớn hơn 763 lần, khối lượng riêng trung bình của Sao Thổ chỉ bằng một phần tám so với của Trái Đất. Cấu trúc bên trong của Sao Thổ có lẽ bao gồm một lõi sắt, nikel và đá (hợp chất silic và ôxy), bao quanh bởi một lớp dày hiđrô kim loại, một lớp trung gian giữa hiđrô lỏng với heli lỏng và bầu khí quyển bên trên cùng. Điểm nổi bật của Sao Thổ có lẽ là hệ thống vành đai các hành tinh quay xung quanh khiến nó có hình dạng rất nổi bật.


    Hình ảnh hành tinh có màu sắc vàng nhạt là do sự có mặt của các tinh thể amoniac trong tầng thượng quyển. Dòng điện bên trong lớp hiđrô kim loại là nguyên nhân Sao Thổ có một từ trường hành tinh với cường độ hơi yếu hơn so với từ trường của Trái Đất và bằng một phần mười hai so với cường độ từ trường của Sao Mộc. Lớp khí quyển bên trên cùng hành tinh có những màu đồng nhất và hiện lên dường như yên ả so với bầu khí quyển hỗn loạn của Sao Mộc, mặc dù nó cũng có những cơn bão mạnh. Tốc độ gió trên Sao Thổ có thể đạt tới 1.800 km/h, nhanh hơn trên Sao Mộc, nhưng không nhanh bằng tốc độ gió trên Sao Hải Vương. Sao Thổ có một hệ thống vành đai bao gồm chín vành chính liên tục và ba cung đứt đoạn, chúng chứa chủ yếu hạt băng với lượng nhỏ bụi và đá. Sao Thổ có 82 vệ tinh tự nhiên đã biết trong đó 53 vệ tinh đã được đặt tên. Số lượng vệ tinh này không bao gồm hàng trăm tiểu vệ tinh bên trong vành đai. Titan là vệ tinh lớn nhất của Sao Thổ và là vệ tinh lớn thứ hai trong Hệ Mặt Trời, nó cũng lớn hơn cả Sao Thủy và là vệ tinh tự nhiên duy nhất trong Hệ Mặt Trời có bầu khí quyển dày đặc.


    Thông số cơ bản về Sao Thổ:

    • Khoảng cách từ mặt trời: 9,536 AU (1.427 triệu km).
    • Chu kỳ quỹ đạo: 29,45 năm Trái Đất.
    • Chu kỳ tự quay: 10,2 giờ.
    • Khối lượng: 5,69 x 1026 kg.
    • Đường kính: 120.660 km.
    • Nhiệt độ bề mặt: -185 độ C.
    • Vệ tinh tự nhiên: 62 vệ tinh.
    Sao Thổ
    Sao Thổ
    Sao Thổ
    Sao Thổ
  6. Top 6

    Sao Thiên Vương - Hành tinh có trục nghiêng lớn nhất

    Sao Thiên Vương hay Thiên Vương tinh là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong Hệ Mặt Trời. Sao Thiên Vương có thành phần tương tự như Sao Hải Vương. Cả hai có thành phần hóa học khác so với hai hành tinh khí khổng lồ lớn hơn là Sao Mộc và Sao Thổ. Vì vậy, các nhà thiên văn thỉnh thoảng đưa các hành tinh này vào danh sách "hành tinh băng khổng lồ". Khí quyển của Sao Thiên Vương tương tự như của Sao Mộc và Sao Thổ về thành phần cơ bản như hiđrô và heli. Khác là chúng chứa nhiều hợp chất dễ bay hơi như nước, amoniac và mêtan cùng với lượng nhỏ hiđrôcacbon. Hành tinh này có bầu khí quyển lạnh nhất trong số các hành tinh trong Hệ Mặt Trời, với nhiệt độ cực tiểu bằng 49 K (−224 °C). Nó có cấu trúc tầng mây phức tạp. Khả năng những đám mây thấp nhất chứa chủ yếu nước trong khi mêtan lại chiếm chủ yếu trong những tầng mây phía trên. Ngược lại, cấu trúc bên trong Sao Thiên Vương chỉ chứa chủ yếu một lõi băng và đá.

    Giống như những hành tinh khí khổng lồ khác, Sao Thiên Vương có một hệ thống vành đai, từ quyển và rất nhiều vệ tinh tự nhiên. Hệ thống Sao Thiên Vương có cấu trúc độc nhất bởi vì trục tự quay của nó bị nghiêng rất lớn, gần như song song với mặt phẳng quỹ đạo của hành tinh. Do vậy cực bắc và cực nam của hành tinh này nằm gần như tại vị trí xích đạo so với những hành tinh khác. Năm 1986, những ảnh chụp của tàu không gian Voyager 2 cho thấy Sao Thiên Vương qua ánh sáng khả kiến hiện lên với một màu gần như đồng nhất mà không có các dải mây hay cơn bão như những hành tinh khí khổng lồ khác. Các nhà thiên văn thực hiện quan sát từ mặt đất phát hiện ra dấu hiệu của sự thay đổi mùa và sự gia tăng hoạt động thời tiết trong những năm gần đây khi nó tiếp cận đến vị trí điểm phân trên quỹ đạo. Tốc độ gió trên Sao Thiên Vương đạt tới 250 mét trên giây (900 km/h).


    Thông số cơ bản về Sao Thiên Vương:

    • Khoảng cách từ mặt trời: 19,18 AU (2871 triệu km).
    • Chu kỳ quỹ đạo: 84,07 năm Trái Đất.
    • Chu kỳ tự quay: 17,9 giờ.
    • Khối lượng: 8,68 x 1025 kg.
    • Đường kính: 51.118 km.
    • Nhiệt độ bề mặt: -214 độ C.
    • Vệ tinh tự nhiên: 27 vệ tinh.
    Sao Thiên Vương
    Sao Thiên Vương
    Sao Thiên Vương
    Sao Thiên Vương
  7. Top 7

    Sao Hải Vương - Hành tinh có bầu khí quyển lạnh nhất

    Sao Hải Vương hay Hải Vương tinh là hành tinh thứ tám và xa nhất tính từ Mặt Trời trong Hệ Mặt Trời. Nó là hành tinh lớn thứ tư về đường kính và lớn thứ ba về khối lượng. Sao Hải Vương có khối lượng riêng lớn nhất trong số các hành tinh khí trong hệ Mặt trời. Sao Hải Vương có khối lượng gấp 17 lần khối lượng của Trái Đất và hơi lớn hơn khối lượng của Sao Thiên Vương (xấp xỉ bằng 15 lần của Trái Đất). Sao Hải Vương quay trên quỹ đạo quanh Mặt Trời ở khoảng cách trung bình 30,1 AU, bằng khoảng 30 lần khoảng cách Trái Đất - Mặt Trời. Sao Hải Vương được đặt tên theo vị thần biển cả của người La Mã. Nó có ký hiệu thiên văn là biểu tượng cách điệu cây đinh ba của thần Neptune. Sao Hải Vương là hành tinh đầu tiên được tìm thấy bằng tính toán lý thuyết. Dựa vào sự nhiễu loạn bất thường của quỹ đạo Sao Thiên Vương, nhà thiên văn Alexis Bouvard đã kết luận rằng quỹ đạo của nó bị nhiễu loạn do tương tác hấp dẫn với một hành tinh nào đó.


    Vào ngày 23 tháng 9 năm 1846, nhà thiên văn Johann Galle đã phát hiện ra Sao Hải Vương ở vị trí lệch 1 độ so với tiên đoán của Urbain Le Verrier. Sau đó ít lâu, người ta cũng khám phá ra Triton, vệ tinh lớn nhất của sao Hải Vương, trong khi 13 vệ tinh còn lại của nó chỉ được phát hiện trong thế kỷ XX. Cho tới nay, tàu không gian Voyager 2 là tàu duy nhất bay qua Sao Hải Vương vào ngày 25 tháng 8 năm 1989. Sao Hải Vương có cấu tạo tương tự như Sao Thiên Vương, nhưng lại khác biệt với những hành tinh khí khổng lồ như Sao Mộc và Sao Thổ. Khí quyển của sao Hải Vương chứa thành phần cơ bản là hiđrô và heli, cùng một số ít các hiđrôcacbon và có lẽ cả nitơ, tương tự như của Sao Mộc hay Sao Thổ. Tuy nhiên khí quyển của nó chứa tỷ lệ lớn hơn các phân tử "băng" như nước, amoniac, và mêtan. Do đó các nhà thiên văn thỉnh thoảng phân loại Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương thành các hành tinh băng đá khổng lồ để nhấn mạnh sự khác biệt này. Bên trong Sao Hải Vương chứa chủ yếu băng và đá, giống như Sao Thiên Vương. Lõi hành tinh có thể có bề mặt tuy rắn nhưng nhiệt độ của nó có thể cao tới hàng nghìn độ và áp suất rất lớn. Khí mêtan trong tầng ngoài khí quyển là nguyên nhân Sao Hải Vương hiện lên với màu xanh lam.


    Thông số cơ bản về Sao Hải Vương:

    • Khoảng cách từ mặt trời: 30,06 AU (4.497,1 triệu km).
    • Chu kỳ quỹ đạo: 164,81 năm Trái Đất.
    • Chu kỳ tự quay: 19,1 giờ.
    • Khối lượng: 1,02 x 1026 kg.
    • Đường kính: 48.600 km.
    • Nhiệt độ bề mặt: -225 độ C.
    • Vệ tinh tự nhiên: 14 vệ tinh.
    Sao Hải Vương
    Sao Hải Vương
    Sao Hải Vương
    Sao Hải Vương
  8. Top 8

    Trái Đất - Hành tinh duy nhất có sự sống

    Trái Đất hay Địa Cầu là hành tinh thứ ba tính từ Mặt Trời, đồng thời cũng là hành tinh lớn nhất trong các hành tinh đất đá của hệ Mặt Trời xét về bán kính, khối lượng và mật độ vật chất. Trái Đất còn được biết tên với các tên gọi "hành tinh xanh" là nhà của hàng triệu loài sinh vật trong đó có con người và cho đến nay nó là nơi duy nhất trong vũ trụ được biết đến là có sự sống. Hành tinh này được hình thành cách đây 4,55 tỷ năm và sự sống xuất hiện trên bề mặt của nó khoảng 1 tỷ năm trước. Kể từ đó, sinh quyển, khí quyển của Trái Đất và các điều kiện vô cơ khác đã thay đổi đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phổ biến của các vi sinh vật ưa khí cũng như sự hình thành của tầng ôzôn-lớp bảo vệ quan trọng, cùng với từ trường của Trái Đất, đã ngăn chặn các bức xạ có hại và chở che cho sự sống. Các đặc điểm vật lý của Trái Đất cũng như lịch sử địa lý hay quỹ đạo, cho phép sự sống tồn tại trong thời gian qua. Người ta ước tính rằng Trái Đất chỉ còn có thể hỗ trợ sự sống thêm 1,5 tỷ năm nữa, trước khi kích thước của Mặt Trời tăng lên (trở thành sao khổng lồ đỏ) và tiêu diệt hết sự sống.


    Bề mặt Trái Đất được chia thành các mảng kiến tạo, chúng di chuyển từ từ trên bề mặt Trái Đất trong hàng triệu năm. Khoảng 71% bề mặt Trái Đất được bao phủ bởi các đại dương nước mặn, phần còn lại là các lục địa và các đảo. Nước là thành phần rất cần thiết cho sự sống và cho đến nay con người vẫn chưa phát hiện thấy sự tồn tại của nó trên bề mặt của bất kì hành tinh nào khác ngoại trừ sao Hỏa là có nước bị đóng băng ở hai cực. Tuy nhiên, người ta có chứng cứ xác định nguồn nước có ở Sao Hỏa trong quá khứ và có thể tồn tại cho tới ngày nay. Lõi của Trái Đất vẫn hoạt động được bao bọc bởi lớp manti rắn dày, lớp lõi ngoài lỏng tạo ra từ trường và lõi sắt trong rắn. Trái Đất tương tác với các vật thể khác trong không gian bao gồm Mặt Trời và Mặt Trăng. Hiện quãng thời gian Trái Đất di chuyển hết một vòng quanh Mặt Trời bằng 365,2564 lần quãng thời gian nó tự quay một vòng quanh trục của mình. Khoảng thời gian này bằng với một năm thiên văn tức 365,2564 ngày trong dương lịch. Trục tự quay của Trái Đất nghiêng một góc bằng 23,44° so với trục vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo, tạo ra sự thay đổi mùa trên bề mặt của Trái Đất trong một năm chí tuyến.


    Thông số cơ bản về Trái Đất:

    • Khoảng cách từ mặt trời: 1 AU (149,6 triệu km).
    • Chu kỳ quỹ đạo: 365,26 ngày.
    • Chu kỳ tự quay: 24 giờ.
    • Khối lượng : 5,98 x 1024 kg.
    • Đường kính: 12.756 km.
    • Nhiệt độ bề mặt : -13 độ C đến 37 độ C.
    • Vệ tinh tự nhiên: Mặt trăng.
    Trái Đất
    Trái Đất
    Trái Đất
    Trái Đất
  9. Top 9

    Mặt trời - Ngôi sao trung tâm trong hệ mặt trời

    Mặt Trời còn gọi là Thái Dương là ngôi sao ở trung tâm Hệ Mặt Trời, chiếm khoảng 99,86% khối lượng của Hệ Mặt Trời. Trái Đất và các thiên thể khác như các hành tinh, tiểu hành tinh, thiên thạch, sao chổi, và bụi quay quanh Mặt Trời. Khoảng cách trung bình giữa Mặt Trời và Trái Đất xấp xỉ 149,6 triệu kilômét nên ánh sáng Mặt Trời cần 8 phút 19 giây mới đến được Trái Đất. Trong một năm, khoảng cách này thay đổi từ 147,1 triệu kilômét ở điểm cận nhật (khoảng ngày 3 tháng 1), tới xa nhất là 152,1 triệu kilômét ở điểm viễn nhật (khoảng ngày 4 tháng 7). Năng lượng Mặt Trời ở dạng ánh sáng hỗ trợ cho hầu hết sự sống trên Trái Đất thông qua quá trình quang hợp và điều khiển khí hậu cũng như thời tiết trên Trái Đất.


    Thành phần của Mặt Trời gồm hiđro, heli và một lượng nhỏ các nguyên tố khác, gồm sắt, nickel, oxy, silic, lưu huỳnh, magiê, carbon, neon, canxi, và crom. Mặt Trời có hạng quang phổ G2V. G2 có nghĩa nó có nhiệt độ bề mặt xấp xỉ 5.778 K (5.505°C) khiến nó có màu trắng, và thường có màu vàng khi nhìn từ bề mặt Trái Đất bởi sự tán xạ khí quyển. Chính sự tán xạ này của ánh sáng ở giới hạn cuối màu xanh của quang phổ khiến bầu trời có màu xanh. Quang phổ Mặt Trời có chứa các vạch ion hoá và kim loại trung tính cũng như các đường hydro rất yếu. V (số 5 La Mã) trong lớp quang phổ thể hiện rằng Mặt Trời, như hầu hết các ngôi sao khác, là một ngôi sao thuộc dãy chính. Điều này có nghĩa nó tạo ra năng lượng bằng tổng hợp hạt nhân của hạt nhân hydro thành heli. Có hơn 100 triệu ngôi sao lớp G2 trong Ngân Hà của chúng ta. Từng bị coi là một ngôi sao nhỏ và khá tầm thường nhưng thực tế theo hiểu biết hiện tại, Mặt Trời sáng hơn 85% các ngôi sao trong Ngân Hà với đa số là các sao lùn đỏ.


    Thông số cơ bản về Mặt Trời:

    • Khoảng cách tới Trái đất: 149.600.000 km.
    • Nhiệt độ bề mặt: 5.777 K.
    • Bán kính: 695.700 km.
    • Khối lượng: 1,989E30 kg.
    • Loại quang phổ: G2V.
    • Quỹ đạo: Trung tâm thiên hà.
    Mặt Trời
    Mặt Trời
    Mặt Trời
    Mặt Trời
  10. Top 10

    Sao Diêm Vương - Hành tinh lùn đặc biệt nhất

    Sao Diêm Vương hay Diêm Vương tinh là hành tinh lùn nặng thứ hai đã được biết trong Hệ Mặt Trời và là vật thể nặng thứ mười trực tiếp quay quanh Mặt Trời. Trước kia nó từng được xếp hạng là một hành tinh, Sao Diêm Vương hiện được coi là thành viên lớn nhất của một vùng riêng biệt được gọi là Vành đai Kuiper. Tương tự như các thành viên khác của vành đai này, nó chủ yếu gồm đá với băng và có kích thước khá nhỏ: Xấp xỉ một phần năm khối lượng và một phần ba thể tích Mặt Trăng của Trái Đất. Sao Diêm Vương có quỹ đạo với độ lệch tâm lớn và rất nghiêng. Độ lệch tâm khiến nó có thể có khoảng cách từ 30 tới 49 AU (4.4 - 7.4 tỷ km) từ Mặt Trời, nên thỉnh thoảng Sao Diêm Vương ở gần Mặt Trời hơn Sao Hải Vương. Sao Diêm Vương và vệ tinh lớn nhất của nó, Charon, thường được coi là một hệ đôi bởi khối tâm của các quỹ đạo của chúng không nằm trong bất kỳ một vật thể nào.


    Cũng như sao Kim và sao Thiên vương, sao Diêm vương tự quay theo chiều ngược. Chu kỳ tự quay của nó là -6,387 230 ngày hay -6d 09h 17m 36s. Từ khi được phát hiện năm 1930 cho tới tận năm 2006, Sao Diêm Vương vẫn được tính là hành tinh thứ chín của Hệ Mặt Trời. Tuy nhiên, cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21, nhiều vật thể tương tự Sao Diêm Vương đã được phát hiện ở phía ngoài Hệ Mặt Trời, đáng chú ý nhất là vật thể đĩa phân tán Eris, có khối lượng lớn hơn Sao Diêm Vương 27%. Ngày 24 tháng 8 năm 2006 Hiệp hội Thiên văn Quốc tế đã lần đầu tiên định nghĩa "hành tinh". Định nghĩa này không bao gồm Sao Diêm Vương, nó bị Hiệp hội Thiên văn Quốc tế xếp loại lại như một thành viên của loại mới là các hành tinh lùn cùng với Eris và Ceres. Sau khi được tái xếp hạng, Sao Diêm Vương được thêm vào danh sách các tiểu hành tinh và được định danh bằng số 134340. Một số nhà khoa học vẫn cho rằng nó cần được xếp vào nhóm hành tinh.


    Thông số cơ bản về Sao Diêm Vương:

    • Khoảng cách từ mặt trời: 5,87 tỉ km.
    • Chu kỳ quỹ đạo: 248 năm.
    • Khối lượng : 12,5 x 1021 kg.
    • Đường kính: 2390 km.
    • Nhiệt độ bề mặt : -225 độ C.
    • Vệ tinh tự nhiên: Charon, Nix, Hydra và P4.
    Sao Diêm Vương
    Sao Diêm Vương
    Sao Diêm Vương
    Sao Diêm Vương



xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |