Rạn da khi mang thai
Rạn da chân, rạn đùi, rạn bụng sau khi sinh là hiện tượng thường gặp, đồng thời cũng là nỗi lo của rất nhiều chị em phụ nữ. Rạn da xuất hiện khi trọng lượng cơ thể người mẹtăng nhanh hơn so với mức độ co giãn của da.Theo sự phát triển của thai nhi, các vết rạn có thể sẽ lớn dần lên khi cân nặng của mẹbầu tăng nhanh. Màu sắc của vết rạn phụ thuộc vào sắc tố da của người mẹ. Các vết rạn không đau nhưng giác ngứa và châm chích do sự căng giãn da.
Không phải tất cả phụ nữ mang thai đều bị rạn da. Một vài yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng rạn da khi mang thai và sau sinh:
- Người mẹ mang thai khi tuổi càng lớn thì nguy cơ và mức độ rạn da sau sinh càng cao
- Sự thay đổi hormone rõ rệt khi thai kì bước sang tháng thứ 3 khiến các vết rạn da hình thành và sẫm màu lại, một số người xuất hiện nám, sạm da
- Tăng cân quá nhanh khiến cho da bị kéo giãn trong thời gian dài và mất đi sự đàn hồi
- Cơ địa của từng người khác nhau nên tình trạng rạn da cũng khác nhau giữa các mẹ bầu
- Người có cấu trúc da bền vững hơn thì sẽ ít bị rạn hơn và ngược lại
Để hạn chế tình trạng rạn da khi mang thai cũng như làm mờ các vết rạn sau sinh, chị em phụ nữ nên lưu ý:
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung các chất cần thiết cho da để nâng cao tính chắc khỏe, đàn hồi như vitamin E, vitamin A, omega-3, omega-6,...
- Uống nhiều nước để bổ sung độ ẩm, mềm cho da, giúp da khỏe đẹp và đàn hồi tốt hơn
- Luyện tập các bài tập phù hợp với phụ nữ mang thai, nhẹ nhàng, không tốn quá nhiềusức giúp cải thiện tuần hoàn máu
- Kiểm soát cân nặng, không để tăng cân quá nhanh
- Lưu ý khi lựa chọn và sử dụng sản phẩm chăm sóc da trong suốt thai kỳ
- Sử dụng kem chống nắng cho body vào các vùng bụng, ngực và các vị trí dễ bị rạn da