Ra thời hạn hoàn thành mục tiêu (Time-Bound)
Và cuối cùng, tất cả các mục tiêu bạn đặt ra cần phải có thời hạn. Khi mục tiêu có thời hạn, bạn sẽ biết mình nên sắp xếp công việc như thế nào để có thể hoàn thành mục tiêu và bạn cũng bị sức ép thời gian để đạt được mục tiêu ấy. Những mục tiêu không có thời hạn là những mục tiêu "để mai tính", bạn sẽ luôn khất lần và khất lần, hết lần này đến lần khác cho tới khi chán nản và mục tiêu sẽ không bao giờ được hoàn thành. Nếu bạn đặt mục tiêu là "Giảm 10kg", đã đủ hết cả 4 tiêu chí trên, nhưng lại không định ra thời hạn, bạn sẽ có tâm lý là "ăn nốt bữa hôm nay thôi, từ mai sẽ giảm cân". Và cái ngày mai ấy sẽ mãi mãi chỉ là ngày mai, nó sẽ không bao giờ đến.
Nếu bạn chỉ đặt mục tiêu là "Gia tăng doanh số 10%" mà không chỉ rõ là tháng nào, năm nào hay trong khoảng thời gian bao lâu, bạn sẽ không biết được mình cần bao lâu để tăng doanh số đạt 10%. Và rồi mỗi ngày bạn tăng một chút, một chút nhưng chẳng có sức ép, con số 10% sẽ không bao giờ đạt được trừ khi nó quá dễ dàng hoặc là nhờ may mắn. Thời gian không chỉ giúp bạn định hình được khoảng bao lâu để thực hiện, giúp bạn lên kế hoạch mà nó còn tạo sức ép để bạn cố gắng hoàn thành mục tiêu đó. Nếu bạn đặt mục tiêu là đạt điểm 10, hãy gắn cho nó mốc thời gian là "Trong bài kiểm tra sắp tới". Nếu bạn đặt mục tiêu là giảm 2kg, hãy đặt mục tiêu là trong vòng 1 tuần.
Nếu bạn đặt mục tiêu là sẽ đi phượt Tây Bắc, hãy gia hạn thời gian trong năm nay. Hãy nhớ, thời gian chính là yếu tố quan trọng nhất của thiết lập mục tiêu, thời gian sẽ quyết định thành công hoặc thất bại trong việc hoàn thành mục tiêu của bạn.