Quy tắc và cách gieo vần thơ lục bát là gì?

Vậy các quy tắc để làm thơ lục bát là gì? Toplist sẽ hướng dẫn bạn cách gieo vần thơ lục bát chỉ với 3 quy tắc, nhằm đảm bảo sự nhịp nhàng và mềm mại của vần thơ.


  • Quy tắc gieo vần thơ lục bát 6-8
  • Quy tắc Bằng-Trắc
  • Quy tắc ngắt nhịp trong câu thơ


Quy tắc gieo vần thơ lục bát 6-8

Quy tắc gieo vần thơ lục bát, hay thể thơ 6 8 này thực chất khá đơn giản: khi gieo vần, tiếng số 6 của câu lục phải thành vần với tiếng số 8; theo đó tiếng số 8 của câu bát phải thành vần với tiếng số 6 của cặp lục bát tiếp theo. Đây là cách gieo vần thơ lục bát cơ bản nhất, đảm bảo tính liên kết trong bài thơ. Nhờ có quy tắc này, thể thơ lục bát có được sự liên kết giữa các câu thơ và các cặp thơ.


Dưới đây là trích đoạn Chị em nhà Kiều trong Truyện Kiều, qua đó ta sẽ thấy được quy tắc gieo vần của thể thơ 6-8 xuất hiện trong thơ lục bát:


“Đầu lòng hai ả tố nga,

Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân

Mai cốt cách tuyết tinh thần

Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”


Hay một đoạn trích trong một chùm ca dao tục ngữ ngắn, cũng thể hiện được rõ quy luật gieo vần nhằm giữ cho bài thơ nhịp nhàng, mềm mại. Khác với trích đoạn thơ ở trên, chùm ca dao tục ngữ ngắn chỉ cần tuân thủ luật gieo vần theo cặp câu, giúp 2 câu thơ liên kết với nhau là ổn.


Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai…

Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày…


Quy tắc Bằng Trắc

Cách gieo vần thơ lục bát còn được thể hiện thông qua quy tắc Bằng Trắc. Vậy quy tắc bằng trắc trong thể thơ lục bát là gì? Đây là một quy tắc được dùng để đảm bảo sự cân đối, hài hòa giữa các thanh âm trong tiếng Việt khi tạo thành câu thơ. Trong 6 thanh âm của tiếng Việt, thanh ngang (không có dấu) và thanh huyền (dấu huyền) sẽ là Bằng, còn thanh sắc (dấu sắc), thanh hỏi (dấu hỏi), thanh ngã (dấu ngã) và thanh nặng (dấu nặng) sẽ là Trắc.


Quy tắc Bằng Trắc hiểu đơn giản là sự luân phiên của âm Bằng-Trắc trong các tiếng thứ 2,4,6 của câu 6 và 2,4,6,8 của câu thơ 8. Để hiểu quy tắc bằng trắc trong thơ lục bát là gì, bạn có thể tham khảo sơ đồ cụ thể sau, trong đó các tiếng được tự do sử dụng thanh âm sẽ không có ghi chú.


Tiếng 1-Bằng-Tiếng 3-Trắc-Tiếng 5-Bằng

Tiếng 1-Bằng-Tiếng 3-Trắc-Tiếng 6-Bằng-Tiếng 7-Bằng.


Một lưu ý khác trong câu bát, tiếng thứ 6 và thứ 8 phải khác dấu, tức nếu tiếng thứ 6 là thanh huyền thì tiếng thứ 8 phải là thanh ngang và ngược lại.


Dưới dây là một đoạn thơ trích từ đoạn Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, cũng đảm bảo được quy luật Bằng Trắc trong thể thơ lục bát cũng như quy tắc gieo vần:


Vân Tiên ghé lại bên đàng

Bẻ cây làm gậy, hô đàng xông vô.

Kêu rằng:”bớ đảng hung đồ

Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân’’.


Một sự thật thú vị rằng quy tắc Bằng Trắc cũng chính là điểm khác biệt giúp phân biệt giữa thể thơ lục bát viết từ ca dao và thơ lục bát do các tác giả sáng tác sau này. Hầu hết các câu thơ ca dao tục ngữ viết dưới dạng lục bát sẽ tuân thủ được quy luật Bằng Trắc, tuy nhiên một số ngoại lệ thường thấy là sự sai sót trong cách gieo vần như hai câu ca dao lục bát dưới đây:


Thừa tiền thì đem mà cho

Đừng dại xem bói rước lo vào mình

Thân em như cánh hoa hồng

Lấy phải thằng chồng như đống cỏ khô


Quy tắc ngắt nhịp thơ

Là thể thơ có số câu là số chẵn, thể thơ lục bát có rất nhiều cách ngắt câu đa dạng, giúp tác giả có nhiều cách làm câu thơ trở nên mềm mại, bay bổng tùy theo ý thích. Cách ngắt nhịp thường thấy là nhịp chẵn 2/2/2 hoặc 3/3 ở câu 6, hoặc 2/2/2/2, 4/4 hoặc 3/3/2 thường thấy ở câu 8. Vậy điểm khác biệt giữa các thể thơ khác và thể thơ lục bát là gì? Chính nhờ sự phong phú trong cách ngắt nhịp, thể thơ lục bát trở nên nổi trội hơn so với các thể thơ khác, nhờ khả năng đồng điệu nhịp đọc, có tính ứng dụng cao đa dạng vào các bài hát, bài vè, bài ru.

Dưới đây là trích đoạn thơ Kiều ở lầu Ngưng Bích có chứa ba cách ngắt nhịp khác nhau, giúp ta nhìn thấy sự đa dạng trong cách gieo vần làm câu thơ mới mẻ, nhịp nhàng hơn.


“Trước lầu/ Ngưng Bích/ khóa xuân

Vẻ non xa/ tấm trăng gần/ ở chung

Bốn bề/ bát ngát/ xa trông,

Cát vàng cồn nọ/ bụi hồng dặm kia

Bẽ bàng/ mây sớm/ đèn khuya,

Nửa tình nửa cảnh/ như chia tấm lòng.”


Hay như 2 câu thơ lục bát nổi tiếng của Hồ Chí Minh, cũng sử dụng cách ngắt nhịp 3/3/2 để tạo ra sự cân bằng, nhịp nhàng giữa 2 vế trong câu bát:


“Trẻ em/như búp/trên cành

Biết ăn ngủ/biết học hành/là ngoan”


xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |