Quốc kì của Bhutan rất đặc biệt
Quốc kì của bhutan có 2 màu và cắt chéo nhau trên quốc kì, ở giữa là một con rồng màu trắng. Màu vàng được tượng trưng cho cho truyền thống và là biểu tượng của nhà vua, trong khi đó màu da cam là biểu tượng của Phật giáo - tôn giáo chính thức của quốc gia này. Con rồng ở giữa quốc kì mang tên “Druk” - loài rồng huyền thoại trong truyền thuyết của Bhutan. Con rồng nằm giữa 2 màu sắc để thể hiện sự bình đẳng trong cả truyền thống và tôn giáo. “Druk” có màu trắng thể hiện sự thanh tịnh trong tâm hồn và mang 4 viên ngọc ở 4 móng vuốt thể hiện sự giàu mạnh và bảo vệ đất nước. Rồng là biểu tượng quan trọng của nhiều quốc gia châu Á nhưng Bhutan nằm trong số ít quốc gia có quốc kỳ in hình loài vật này. Rồng trên quốc kỳ Bhutan là rồng sấm huyền thoại với bốn chân quắp bốn viên ngọc quý. Con rồng màu trắng tượng trưng cho sự thanh khiết và lòng trung thành. Những viên ngọc đại diện cho sự thịnh vượng, an ninh và bảo hộ nhân dân tại Bhutan.
Truyền thống này bắt nguồn từ năm 1189, khi người sáng lập dòng Drukpa của Phật giáo Tạng là Tsangpa Gyare Yeshe Dorje theo tường thuật thì chứng kiến thung lũng Namgyiphu tại Phoankar, Tây Tạng rực sáng với cầu vồng và ánh sáng. Ông cho rằng đây là một điềm lành, do vậy tiến vào thung lũng để chọn một điểm để xây dựng một chùa, ngay lúc đó ông nghe được ba hồi sấm - một âm thanh do rồng druk tạo ra theo đức tin phổ biến của người Bhutan. Chùa được Tsangpa Gyare xây dựng năm đó được đặt tên là Druk Sewa Jangchubling, và trường phái giảng đạo của ông được gọi là là Druk. Trường phái Druk sau đó phân thành ba dòng. Cháu trai và người thừa kế tinh thần của Tsangpa Gyare thành lập một trong ba dòng với tên gọi Drukpa, dòng này sau đó được truyền bá khắp Bhutan. Bản thân quốc gia này sau đó cũng được gọi là Druk. Truyền thuyết này cung cấp một giải thích về việc làm sao biểu tượng của rồng lại tạo thành cơ sở của quốc kỳ Bhutan.