Quần thể đền thờ Prambanan, Indonesia
Được thành lập vào thế kỉ X, Quần thể đền thờ Prambanan là một đền đài được xây dựng lớn nhất dành cho thần Shiva ở Indonesia được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1991. Nơi đây có ba ngôi đền được trang trí bằng phù điêu minh họa sử thi của Ramayana, thờ các vị thần lớn là Shiva, Vishnu và Brahma. Đây cũng là quần thể thờ các vị thần Hindu lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Prambanan là quần thể đền thờ Phật giáo và Hindu giáo (Ấn Độ giáo) lớn nhất Đông Nam Á.Quần thể gồm đền chính Prambanan, đền Sewu, đền Bubrah và đền Lumbung, nằm trong Công viên khảo cổ Prambanan, cách thành phố Yogyakarta khoảng 18 km về hướng đông; được xây dựng bằng đá trong thời hoàng kim của của các triều vua Sailendra của Vương quốc Medang.
Quần thể đền Prambanan là ngôi đền hoàng gia, nơi tổ chức nhiều lễ nghi tín ngưỡng và hiến tế theo đạo Hindu. Vào thời hoàng kim, có hàng nghìn tu sĩ Bà la môn (Brahman) và đệ tử của họ sống quanh Quần thể đền. Kề liền Quần thể đền là kinh đô của triều đình Medang, trong vùng đồng bằng Prambanan. Vào những năm 930, trung tâm chính trị của Medang được dời tới Đông đảo Java. Từ đó Quần thể đền bị bỏ rơi, quên lãng và hư hại dần.Các ngôi đền trong Quần thể đã sụp đổ trong trận động đất lớn vào thế kỷ 16 và bị cướp phá.Vào năm 1811, một nhà thám hiểm đã tình cờ tới Prambanan và phát hiện ra Quần thể. Mãi đến năm 1918, việc phục chế mới bắt đầu và kéo dài cho đến tận ngày nay. Ngôi đền chính được phục hồi phần lớn vào năm 1953.
Hiện một số lớn đền tháp không thể phục dựng lại được và chỉ còn lại phế tích nền móng. Năm 1990, một số nghi lễ tôn giáo đã bắt đầu được hồi sinh tại đây. Năm 2006, Quần thể đền lại bị hư hỏng do động đất lớn. Với hơn 500 ngôi đền, Quần thể đền Prambanan không chỉ là một kho tàng về kiến trúc và văn hóa, mà còn là minh chứng của quá khứ về chung sống hòa bình giữa các tôn giáo.Quần thể đền Prambanan là một quần thể tôn giáo xuất sắc, đặc trưng tiêu biểu của đền thờ thần Siva vào thế kỷ thứ 10; một kiệt tác về kiến trúc, nghệ thuật và văn hóa của thời kỳ Cổ điển ở Indonesia và khu vực Đông Nam Á; được UNESCO tôn vinh là Di sản thế giới năm 1991.