Puerto Princesa
Nằm trên đảo Palawan ở Philippines, Puerto Princesa là dòng sông ngầm dài nhất trên thế giới. Nó chảy ra biển đông qua hệ thống hang động dài 24km. Vườn quốc gia xung quanh được UNESCO công nhận là di sản thế giới nhờ có hệ sinh thái đa dạng gồm 800 loài thực vật, 165 loài chim và 30 loài động vật có vú. Vườn quốc gia sông ngầm Puerto Princesa là một vườn quốc gia nằm cách thành phố Puerto Princesa 50 km về phía bắc, Palawan, Philippines. Vườn quốc gia này nằm trong dãy núi Saint Paul ở bờ bắc của đảo Palawan, giáp vịnh St Paul về phía bắc và sông Babuyan về phía đông. Chính quyền thành phố Puerto Princesa đã quản lý vườn quốc gia này từ năm 1992. Vườn quốc gia được liệt kê vào danh sách Di sản thế giới từ năm 1999, là một trong số Bảy Kì quan Thiên nhiên Mới của Thế giới năm 2012 và cũng là một vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế theo Công ước Ramsar từ năm 2012.
Vườn quốc gia là nơi có cảnh quan Karst đá vôi tuyệt đẹp. Hang động đá vôi St Pauls dưới lòng đất dài hơn 24 km và có một phần ngầm của sông Cabayugan dài 8,2 km. Con sông chảy trong hang động trước khi đổ ra biển Tây Philippines. Có thể di chuyển bằng thuyền từ biển vào trong hang động khoảng 4,3 km. Hang động bao gồm các khối thạch nhũ và măng đá lớn là một trong số những hang động lớn nhất thế giới.[3] Phần sau của con sông cách biển 6 km, chịu ảnh hưởng bởi thủy triều. Cho đến khi phát hiện ra sông ngầm tại Bán đảo Yucatán của Mexico vào năm 2007, Puerto Princesa là sông ngầm dài nhất thế giới. Vườn quốc gia có một loạt các khu rừng đại diện cho tám trong tổng số mười ba loại rừng được tìm thấy tại khu vực nhiệt đới châu Á, cụ thể là rừng trên đá biến chất, rừng trên đất đá vôi, rừng trên núi, rừng đầm lầy nước ngọt, rừng nhiệt đới thường xanh vùng thấp, rừng ven sông, rừng nhiệt đới và rừng ngập mặn. Tại đây có 800 loài thực vật từ 300 chi và 100 họ. Một số loài đáng chú ý có mặt tại các khu rừng đất thấp bao gồm Dracontomelon dao, Gõ nước, Hoa sữa, Ranggu, Chò lông...