Phân tích hình ảnh người nông dân trong "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" bài 7

Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ mù yêu nước có tấm lòng thương dân thương đời sâu sắc. Ông để lại nhiều tác phẩm văn học có giá trị bên cạnh truyện thơ “Lục Vân Tiên” nổi tiếng thì “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là đỉnh cao trong sáng tác biểu hiện cao độ nhất tư tưởng yêu nước thương dân của tác giả. Với lòng khâm phục và cảm thương chân thành, nhà văn đã xây dựng tượng đài bất hủ về người nông dân - những con người chân chất mộc mạc lại mang trong mình nét đẹp của người hùng dân tộc tự nguyện đánh giặc và xả thân vì sự sống còn của đất nước.


Trước tiên họ là những người nông dân thuần phác nhà quê nông thôn. Những con người ấy chỉ “Cui cút làm ăn toan lo nghèo khó”, cuộc sống của họ chỉ bó hẹp ở trong làng bộ với công việc của người nhà nông với ruộng trâu, với “việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy tay vốn quen làm”. Họ đầu tắt mặt tối lo làm lụng mưu sinh. Họ chỉ là những người dân ấp dân lân “Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung”, họ cũng chẳng hay việc “tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ”, không hề biết gì về việc quân, việc lính, việc binh đao chinh chiến. Người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc thật thuần phác với chất thôn quê, mộc mạc sống trong cái nghèo cái đói của người nhà nông.


Tuy nhiên họ lại mang trong mình vẻ đẹp của con người có tinh thần tự nguyện đánh giặc. Bởi khi giặc loạn nhũng nhiễu, triều đình chống cự yếu ớt, “tấc đất ngọn rau, miếng cơm manh áo” của họ bị cướp, lãnh thổ đất nước bị giặc xâm lăng. Vốn là con người của dân tộc có truyền thống yêu quê hương đất nước, đánh giặc ngoại xâm bao đời nay họ tự nguyện đánh giặc mà không cần đợi “Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ”. Tinh thần hăng hái, khí thế hào hùng tiếp nối hào khí Đông A của thời đại nhà Trần. Họ xung phong đánh giặc dù cho có khó khăn, gian lao và nguy hiểm là đoạn kình, bộ hổ tức chém cá kình, bắt hổ lớn. Giặc lúc này vô cùng hung hãn, số lượng lớn, vũ khí hiện đại hơn ta gấp trăm lần nhưng những người nông dân áo vải ấy không hề run sợ.


Người nông dân nghĩa sĩ anh dũng chiến đấu, quyết tâm xả thân vì nước. Dù cho giặc mạnh và hiện đại, dù cho biết trước sẽ hy sinh, dù cho ra trận chỉ với tinh thần yêu nước và lòng căm thù giặc nhưng họ không hề nao núng. Tinh thần ấy đẹp biết bao, đáng phục, đáng nể biết bao khi chỉ là những người dân nghèo khó lam lũ lại dám xông pha trận mạc như những người lính thực thụ nhưng ra trận chỉ với “manh áo vải” chẳng có bao tấu, bầu ngòi, dao tu hay nón gõ họ chiến đấu với vũ khí thô sơ, là công cụ lao động của nhà nông “trong tay cầm một ngọn tầm vông” rồi rơm con cúi và lưỡi dao phay… đem đối chọi với vũ khí hiện đại của quân thù.


Họ chiến đấu bằng trái tim đến hơi thở cuối cùng, họ trở thành bức tượng đài lý tưởng sừng sững trong lòng người dân Việt Nam với một khí thế đánh giặc mãnh liệt làm chủ trận chiến cam go. Bức tranh chân thực và sinh động đặc tả hình ảnh anh dũng của người nông dân trong phút công đồn được Đồ Chiểu khắc họa qua đoạn văn: “Chi nhọc quan quản gióng trống kỳ trống giục, đạp rào lướt tới coi giặc cũng như không; nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ đạn to, xô cửa xông vào liều mình như chẳng có. “Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; bọn hè trước lũ ó sau, trối kệ tàu sắt tàu đồng súng nổ”. Hàng loạt các động từ mạnh, giới từ, nhịp điệu dồn dập, mạnh mẽ, câu văn như bị ngắt ra thành vụn nhỏ khắc họa hình tượng người nghĩa sĩ anh dũng liều mình xông vào xả thân vì nền độc lập dân tộc, tinh thần ấy làm cho lũ giặc phải kinh hồn bạt vía hoảng sợ. Có thể nói hình tượng người nông dân nghĩa sĩ sừng sững nổi bật trên nền trời đầy khói lửa làm nên bức tượng đài kỳ vĩ để lại dấu ấn khó quên trong lòng người dân Việt.


Hình tượng người nông dân bấy lâu đã xuất hiện trong văn chương như: “Dụ chư tỳ tướng hịch văn”, “Bình Ngô đại cáo”…nhưng phải đến “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” lần đầu tiên người nông dân Việt Nam đi vào trong tác phẩm văn học với đầy đủ từ dáng vóc, tính cách, suy nghĩ, cảm xúc và hành động chân thực đến thế. Bài tế ra đời trong hoàn cảnh cam go trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Một mặt vừa để tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với những người nghĩa sĩ đã nằm xuống với đất mẹ và ca ngợi lòng dũng cảm, bất khuất của họ, một mặt tố cáo tội ác của thực dân Pháp và phê phán thái độ chiến đấu của vua quan nhà Nguyễn, một mặt để khích lệ, động viên tinh thần đánh giặc của nhân dân.


Như vậy, bằng lối dùng các từ ngữ sinh động, giọng điệu linh hoạt, gần gũi với đời sống nông dân, đậm chất Nam Bộ. Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng nên hình tượng người nông dân nghĩa chân chất, mộc mạc, lam lũ nghèo khó mà cao đẹp vĩ đại với tấm lòng yêu nước sâu sắc. Đây là hình tượng đẹp nhất về người nông dân trong lịch sử văn học dân tộc.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |