Petra (Jordan)
Được công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1985 và được mô tả là "một trong những tài sản văn hoá quý giá nhất của nhân loại", Petra là thủ đô của đế chế Nabataean của Vua Aretas IV, từ năm 9 TCN đến năm 40. Các thành viên của nền văn minh này đã chứng tỏ là những chuyên gia đầu tiên trong việc thao túng công nghệ nước, xây dựng các đường hầm và buồng nước phức tạp, giúp tạo ra một ốc đảo giả.
Nó nổi tiếng vì có rất nhiều bức tượng được tạc trên vách đá. Khu vực được che giấu trong một thời gian rất dài này được công bố cho thế giới Tây phương bởi một nhà thám hiểm người Thuỵ Sĩ, Johann Ludwig Burckhardt, vào năm 1812. Nó cũng được công nhận như "một thành phố hoa hồng đỏ với tuổi đời bằng một nửa độ dài của thời gian" trong một bài thơ sonnet đạt giải thưởng Newdigate của John William Burgon. Burgon thực sự chưa đến thăm Petra, nơi mà người Âu Châu chỉ có thể tiếp cận với sự trợ giúp của hướng dẫn viên địa phương và đội hộ tống có vũ trang sau khi Thế Chiến thứ Nhất kết thúc.
Thời xa xưa người ta có thể đến Petra từ phía Nam (qua Ả Rập Xê Út trên một tuyến đường vòng qua Jabal Haroun, Núi của Aaron, đi xuyên qua vùng đất Petra), hoặc có thể từ các cao nguyên tới phía Bắc, nhưng phần lớn các du khách hiện đại đến với khu vực cổ kính này qua cửa ngõ phía Đông. Lối vào từ phía Đông phải đi qua một hẻm núi dốc đứng vừa tối vừa hẹp (nhiều nơi chỉ rộng 3–4 m) gọi là hẻm Siq (mũi tên/ngọn giáo/tia chớp/đường thông).