Nước ngọt
Trung tâm Ung thư Quốc gia Nhật Bản đã công bố kết quả nghiên cứu rằng phụ nữ uống nước ngọt như nước trái cây, coca mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng gấp 1,8 lần so với những phụ nữ không uống. Nhóm nghiên cứu khuyến cáo: Khi uống nhiều nước ngọt có hàm lượng calo cao, cơ thể có xu hướng suy giảm dung nạp glucose và kháng insulin. Lượng calo quá mức từ đồ uống giải khát có thể gây béo phì. Khi uống một lượng lớn nước ngọt, nồng độ glucose trong máu và insulin tăng mạnh, dẫn đến suy yếu dung nạp glucose và kháng insulin. Lượng đường fructose thường được sử dụng tạo vị ngọt cho nước uống đã được báo cáo có liên quan đến việc làm gia tăng lượng chất béo nội tạng (loại chất béo này liên quan mạnh mẽ đến tình trạng kháng insulin). Thêm vào đó, đường fructose còn được báo cáo rằng làm tăng mức axit uric trong máu và tăng nguy cơ bệnh tiểu đường và béo phì”.
Nước ngọt là một sản phẩm công nghiệp được tạo ra bằng cách tổng hợp một số loại hóa chất như các chất tạo màu, đường hóa học, nước, chất bảo quản… nếu bạn lạm dụng các loại nước này thường xuyên thì những chất có hại trên sẽ này tích tụ nhiều trong cơ thể. Bạn biết không đường hóa học có độ ngọt cao gấp nhiều lần so với các loại đường thông thường nếu sử dụng sẽ làm tăng lượng glucose trong máu lên khá cao. Nước ngọt là món đồ uống yêu thích của trẻ em vì thế các bậc cha mẹ cần nhắc nhở và có biện pháp kiểm soát nếu không muốn con trẻ của mình sớm bị tiểu đường, thay vào đó bạn và gia đình hoàn toàn có thể thay thế nước ngọt bằng các loại nước ép củ quả hoặc nước lá cây.