Núi Olives
Olives là một ngọn núi ở Jerusalem, được đặt tên theo những lùm o-liu từng bao phủ các sườn dốc của nó. Trong Cựu Ước, ngọn núi này được nhắc đến là nơi vua David trốn thoát khỏi những người lính đang cố tìm giết và chiếm đoạt quyền lực của ông. Các sườn phía tây của nó hướng về phía Jerusalem, đã được sử dụng làm nghĩa trang trong hơn 3.000 năm và chứa khoảng 150.000 ngôi mộ, khiến nó trở thành trung tâm trong truyền thống nghĩa trang của người Do Thái.
Một số sự kiện quan trọng trong cuộc đời của Chúa Jesus được kể trong Tin Mừng cũng diễn ra trên núi Olives; và trong sách Công Vụ Tông Đồ, nó được mô tả là nơi mà Đức Chúa Trời đã thăng thiên. Đêm trước Bữa Tiệc Ly, Ngài đã đến đó cầu nguyện cũng như suy ngẫm về những gì Ngài biết trước sẽ xảy ra với mình vào ngày hôm sau. Lúc Chúa Jesus bị đóng đinh và phục sinh, kinh Thánh nói rằng Ngài đã lên hiên đường sau khi nói chuyện với Đức Trinh Nữ Maria cùng các tông đồ tại đây. Vì gắn liền với lịch sử Kito giáo, nên ngọn núi này đã trở thành nơi thờ cúng từ thời cổ đại. Cho đến ngày nay, nó là địa điểm hành hương chính của người Công giáo, Chính Thống giáo Đông Phương và cả những người theo đạo Tin lành.
Núi Olives là một trong ba đỉnh của dãy núi chạy dài 3,5km về phía đông của thành phố cổ băng qua thung lũng Kidron. Đỉnh ở phía bắc của nó là núi Scopus, cao 826m; còn đỉnh ở phía nam là núi Corruption, cao 747m; và điểm cao nhất trên núi Olives là At-Tur, với độ cao 818m. Dãy núi này đóng vai trò như một lưu vực sông, phía đông là điểm bắt đầu của sa mạc Judean. Nó được hình thành từ đá trầm tích đại dương cùng đá lửa cứng. Mặc dù loại đá này khá dễ dàng để khai thác, nhưng không phải là loại vật liệu phù hợp để xây dựng. Bên cạnh đó, nó còn có nhiều hang động chôn cất nhân tạo.
Các địa danh trên núi Olives bao gồm: bệnh viện Augusta Victoria, nhà thờ Thăng Thiên Chính Thống Nga cùng tháp chuông khổng lồ cao 50m, nhà thờ Hồi giáo, nhà thờ Pater Noster và khách sạn Seven Arches. Trên sườn phía đông nam của nó là ngôi làng al-Eizariya của người Palestine. Đây được xác định là ngôi làng cổ Bethany từng được đề cập trong Tân Ước. Cách trung tâm làng một đoạn ngắn về phía đỉnh núi, là địa điểm truyền thống thờ phượng, được đánh dấu bởi một nhà thờ dòng Francis.