Nôn trớ
Trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ có thể bị nôn trớ sau khi ăn, trong thời kỳ ăn dặm, mọc răng… đây là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường vì hệ tiêu hóa của trẻ chưa ổn định và chưa phát triển hoàn thiện. Tuy nhiên khi trẻ nôn trớ nhiều lần và liên tục trong ngày thì cha mẹ cần xác định được nguyên nhân khiến trẻ bị nôn trớ như vậy để từ đó có hướng khắc phục.
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ hay nôn trớ trong đó phải kể đến những nguyên nhân sau:
- Trẻ bị bệnh lý đường ruột như lồng ruột, teo ruột, viêm dạ dày - ruột... Ngoài ra, trẻ sơ sinh thường bị trào ngược dạ dày do lúc này dạ dày vẫn còn nằm ngang, trào ngược dạ dày có thể hết khi trẻ được 1 tuổi nên mẹ không cần quá lo lắng.
- Trẻ gặp vấn đề về hệ thần kinh do trung tâm phản xạ nôn do não điều khiển. Mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc chống nôn có thể làm mờ đi các triệu chứng gây khó khăn hơn cho chẩn đoán và điều trị.
- Trẻ ăn quá no có thể bị nôn trớ. Ngoài ra, nếu tư thế mẹ cho bé bú không hợp lý trẻ cũng có thể bị nôn.
- Trẻ ho có đờm do bị viêm đường hô hấp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây hiện tượng nôn trớ ở trẻ
- Những hiện tượng khác có thể dẫn đến nôn trớ như đầy bụng ợ hơi hay táo bón
- Một nguyên nhân ít gặp hơn đó là do trẻ bị ngộ độc thức ăn.
Cha mẹ có thể tham khảo một số cách để hạn chế hiện tượng nôn trớ ở trẻ như:
- Cho trẻ ăn đúng tư thế, thông thường nếu trẻ bú cả hai bầu vú thì mẹ nên cho trẻ bú bên trái trước rồi chuyển qua bên phải.
- Sau khi trẻ ăn xong cha mẹ nên tiến hành vỗ ợ hơi cho trẻ. Với những trẻ bị trào ngược dạ dày cha mẹ nên chia nhỏ bữa ăn tránh tình trạng bé ăn quá no dễ bị nôn trớ.
- Giữ ấm bụng cho trẻ vì khi lạnh bụng trẻ cũng có thể bị nôn
- Khi tiến hành các biện pháp trên mà tình trạng nôn trớ ở trẻ vẫn chưa thuyên giảm cha mẹ nên đưa trẻ đi khám tại các trung tâm y tế. Đặc biệt khi trẻ nôn mật xanh mật vàng là dấu hiệu rõ nhất của lồng ruột, cha mẹ nên gấp rút đưa trẻ đi khám tránh tình trạng quá muộn.