Nội soi dạ dày (EGD)
Nội soi dạ dày: nhằm mục đích phát hiện những tổn thương tiền ung thư như viêm loét dạ dày, các tổn thương dạng tăng sản biểu mô tuyến,…. Bác sĩ cũng dễ quan sát hơn về những thay đổi của niêm mạc dạ dày.
Siêu âm cũng là phương pháp thăm khám hỗ trợ trong việc tầm soát ung thư dạ dày. Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, không đau và đảm bảo an toàn.
Nội soi là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong tất cả các biện pháp xét nghiệm ung thư dạ dày. Phương pháp này có khả năng phát hiện sớm các tổn thương, thậm chí là sự xuất hiện của các tế bào bất thường ở dạ dày, thực quản, đại tràng, tá tràng… dù chúng có kích thước rất nhỏ.
Hiện tại, có 2 phương pháp nội soi dạ dày gồm nội soi truyền thống và nội soi gây mê.
Quá trình thực hiện nội soi dạ dày diễn ra như sau:
- Bước 1: Bác sĩ sẽ sử dụng một ống nội soi có kích thước nhỏ, ở phần đầu có gắn camera và đèn y khoa luồn qua mũi hoặc miệng để xuống đến thực quản và dạ dày.
- Bước 2: Những hình ảnh được camera thu lại và hiển thị ra màn hình bên ngoài một cách rõ nét và chân thực. Dựa vào những hình ảnh này, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận chuẩn đoán, phán đoán về mức độ tổn thương, kích thước, vị trí và hình dạng (nếu có). Đồng thời, người bệnh cũng sẽ được thực hiện sinh thiết ngay sau đó để lấy mẫu mô tế bào để tiến hành xét nghiệm, nhuộm màu rồi chẩn đoán khối u ung thư là lành tính hay ác tính.
Ưu điểm:
- Thực hiện nội soi dạ dày giúp quan sát rõ ràng từng cơ quan, cấu trúc bên trong dạ dày, từ đó giúp bác sĩ đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác nhất.
- Kết hợp thực hiện sinh thiết đồng thời để tìm kiếm sự xuất hiện của vi khuẩn Hp hoặc kiểm tra kết quả giải phẫu bệnh lý.
- Nội soi dạ dày kết hợp cắt bỏ các khối u ung thư hay khối polyp có kích thước nhỏ.
- Quá trình nội soi diễn ra khá nhanh, chỉ mất khoảng 10 – 15 phút.
Nhược điểm:
- Quá trình nội soi dạ dày có thể khiến người bệnh khó chịu.
- Dễ gây tổn thương đến các cơ quan mà ống nội soi đi qua như cổ họng, dạ dày…