Nơi sinh ra nhiều anh hùng yêu nước
Cả nước nói chung và đất Quảng nói riêng, ở đâu cũng luôn có những vị anh hùng hi sinh vì đất nước Việt Nam. Mình viết top này nhằm mục đích muốn nhắc lại những chiến tích của những vị anh hùng thời chiến trên đất Quảng để mọi người cùng nhau nắm rõ những người con lỗi lạc đất này.
Cụ Huỳnh Thúc Kháng, một nhà cách mạng, nhà văn thơ và cả báo chí. Cụ sinh năm 1876 tại huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.Cụ đã hoạt động cách mạng sôi nổi từ năm 1908-1946, và ông đã để lại cho thế sau những tác phẩm văn học mang giá trị tư tưởng sâu sắc. Hiện nay nhà cụ ở huyện Tiên Phước, Quảng Nam, được ban lãnh đạo xã chăm nom cẩn thận, thường mở cửa vào những dịp đặc biệt để mọi người vào lễ hương.
Cụ Hồ Thấu là một nhà trí thức cách mạng, nhà thơ tài hoa. Cụ Hồ Thấu, có bút danh Huyền Thông, sinh năm 1918, tại thôn Phú Bông, xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, trong một gia đình nhà nho có truyền thống yêu nước và hiếu học. Ông nội từng tham gia dưới ngọn cờ “Cần Vương cứu quốc”. Nhà thơ Huy Cận từng viết: “Tưởng niệm Hồ Thấu, chúng ta tưởng niệm một nhà thơ tài hoa, xuất sắc bạc mệnh đang đà nảy nở”.
Các anh hùng cứu nước luôn ở trong tâm thế sẵn sàng không một phút đắn đo khi lấy máu, xương của mình đổi lấy sự tự do cho Tổ quốc, bảo vệ từng tấc đất, giữ toàn vẹn lãnh thổ, biên cương mà ông cha đã dày công gây dựng và gìn giữ qua mấy nghìn năm lịch sử trong điều kiện chiến tranh liên tiếp bùng nổ. Và Nguyễn Văn Trỗi là một trong số những tấm gương tiêu biểu như thế. Ông sinh ngày 1-2-1940 tại làng Thanh Quýt, nay là xã Điện Thắng Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Không chỉ với hành động liều mình hy sinh tính mạng trong vụ cài mìn ở cầu Công Lý năm 1964, Nguyễn Văn Trỗi còn chịu bao nhiêu cực hình tra tấn, tra khảo của địch, nhưng anh vẫn luôn luôn giữ vững khí tiết của người cộng sản, quyết không khai một lời nhất định bảo vệ cơ sở cách mạng và tìm mọi cách vượt ngục để được cùng quân dân tiếp tục chiến đấu. Chính vì vậy anh trở thành người con ưu tú của mảnh đất Quảng Nam là tấm gương yêu nước dũng cảm, bất khuất đáng để thế hệ trẻ bây giờ noi theo.
Trong cách mạng tháng tám có rất nhiều nhân vật gắn liền với sự kiện này, nhưng mình muốn nhắc tới ba người con tiêu biểu của Quảng Nam đó là:
- Chủ tịch Võ Chí Công tên khai sinh là Võ Toàn, sinh ngày 7/8/1912, trong một gia đình nhà nho yêu nước tại thôn Khương Mỹ, xã Tam Xuân 1, huyện Tam Kỳ (nay thuộc huyện Núi Thành), tỉnh Quảng Nam; ông mất ngày 8/9/2011. Ông đã tham gia hoạt động cách mạng năm 1930, vào Đảng tháng 5 năm 1935. Trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và cách mạng tháng tám ông luôn là một trong những nhà lãnh đạo chủ chốt. Ông được đánh giá là "Nhà lãnh đạo tài năng, có nhiều đóng góp quan trọng vào sự nghiệp đổi mới đất nước".
- Đồng chí Cao Hồng Lãnh tên thật là Phan Hải Thâm, sinh năm 1906 tại Hội An. Ông mất ngày 26.7.2008 tại Hà Nội, thọ 102 tuổi và có đến 82 năm tuổi Đảng. Ở quê hương Hội An vẫn còn ngôi nhà lưu niệm của ông được chính quyền thành phố thành lập tại số 129 Trần Phú, hiện là điểm di tích tham quan thu hút rất đông du khách. Đây chính là nơi ông tổ chức cuộc họp cộng sản đầu tiên để thành lập hội Thanh niên cách mạng đồng chí ở Hội An vào tháng 10.1927.
- Cụ Lê Văn Hiến sinh ngày 15/9/1904 trong một gia đình lao động tại Phước Ninh, Đà Nẵng: nguyên quán thôn An Nông, xã Hòa Hải, huyện Hòa Vang tỉnh Quảng Nam nay thuộc thành phố Đà Nẵng. Ông hoạt động cách mạng sôi nổi từ năm 1927, và tham gia vào nhiều phong trào yêu nước đặc biệt là trong cách mạng tháng tám lừng lẫy. Năm 1977 Lê Văn Hiến về hưu ở tuổi 73, cụ đã nêu tấm gương sáng về đạo đức cách mạng của người chến sĩ cộng sản, cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, về truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, về đức tính giản dị, trung thực, thủy chung và lòng nhân ái.
- Cuối cùng mình muốn nhắc tới người mẹ Việt Nam anh hùng Mẹ Thứ, một cách đầy trân trọng. Bà là một người mẹ mang trong trong mình nỗi đau 10 cái tang liệt sĩ. Hiếm có bà mẹ nào gánh chịu nhiều khổ đau như mẹ Nguyễn Thị Thứ. 9 người con ruột, một người con rể và một cô cháu ngoại đã lần lượt hy sinh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Với những gì bà đã cống hiến cho Tổ Quốc những người con, người chồng của mình, Đảng và Nhà nước đã đồng ý xây dựng tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng, lấy nguyên mẫu mẹ Nguyễn Thị Thứ và những người con bên cạnh. Công trình đã được khởi công vào ngày 27/7/2009, tại Núi Cấm thuộc thôn Phú Thạnh, xã Tam Phú, Tp. Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam.
Với tinh thần kiên quyết, tự cường người Quảng luôn đi đầu trong các phong trào kháng chiến chống lại tội ác của bọn cướp nước. Đến bây giờ thế hệ trẻ vẫn luôn giữ trong mình sức lửa nhiệt huyết, phấn đấu học tập tốt để giữ nước và xây dựng đất nước.