Những người không nên đi đón dâu và người không được dự đám cưới

Chẳng ai biết bắt đầu từ đâu, nhưng tục nhà quê ngày xưa tiếp nối cho đến thời đại 4.0 vẫn chưa phai được suy nghĩ không cho bà bầu đi đưa dâu. Thậm chí trong lễ cưới, đa số mọi người cho rằng người có thai thì không nên đến dự. Nguyên nhân được giải thích là kiêng như vậy sẽ tốt cho cả hai bên. Thứ nhất là nếu có bà bầu đi đưa dâu sẽ đem lại những điều không may, rắc rối trong đám cưới hoặc tương lai không tốt đẹp cho đôi uyên ương sau này. Thứ hai, về phía người mang thai, nếu đi đưa dâu thì sẽ khiến em bé trong bụng bị mất duyên, đặc biệt các bé gái sẽ khó lấy chồng hoặc trắc trở trong chuyện tình cảm. Với những lập luận như vậy mà hầu hết người dân Việt Nam không cho bà bầu đi đưa dâu. Cũng không ai có ý định làm trái truyền thống để trở thành “mẫu thử” xem nó có thật sự không lành hay không.


Thông thường khi nhà đại tang (tang bố, tang mẹ, vợ hoặc chồng) thì người trong gia đình sẽ kiêng không đi (hoặc theo một cách nào khác tránh tiếp xúc trực diện) chúc Tết, đến những nơi vui vẻ như hội hè, đám cưới, đầy tháng... vì cho rằng trong gia đình có người chết thì cả nhà đều nhuốm màu lạnh lẽo. Người ta không thể mang cái lạnh lẽo, xúi quẩy đến những nơi vui vẻ. Ngoài ra khi nhà có tang, còn kiêng không đám cưới. Bố mẹ mất để tang 3 năm, ông bà mất để tang 1 năm, mục đích là giữ đạo hiếu với người đã mất và tránh để làng xóm chê cười. Ngày nay, việc kiêng cữ không còn kỹ lưỡng như trước. Cho nên nhiều gia đình thường để sau giỗ đầu cho người quá cố sẽ tổ chức cưới hỏi cho con.

Những người mang bầu không nên đến dự đám cưới
Những người mang bầu không nên đến dự đám cưới
Những người có tang cũng không nên đi đám cưới
Những người có tang cũng không nên đi đám cưới

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |