Top 8 Kinh nghiệm chọn mua micro hát karaoke phù hợp nhất

Kim Ngưu 115 0 Báo lỗi

Nếu biết chọn loại micro phù hợp với dàn karaoke sẽ có được chất lượng âm thanh tuyệt vời theo mong muốn. Để chọn được sản phẩm micro tốt nhất hãy cùng Toplist ... xem thêm...

  1. Top 1

    Chọn mua micro theo nhu cầu sử dụng và tài chính

    Tùy theo nhu cầu cũng như mục đích sử dụng micro mà người dùng có cho mình những lựa chọn micro khác nhau:

    • Sử dụng micro để hát karaoke giải trí trong gia đình và không muốn phải bỏ ra quá nhiều chi phí thì bạn có thể mua micro có dây chất lượng tốt. Lưu ý không nên mua những loại micro không dây giá rẻ vì sẽ rất nhanh hỏng gây tốn kém.
    • Sử dụng micro để hát karaoke chuyên nghiệp thì nên chọn những loại micro không dây cao cấp có giá bán dao động từ 6 triệu trở lên để có chất lượng âm thanh thật tốt, đáp ứng được yêu cầu chuyên môn công việc.
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa

  2. Top 2

    Chọn mua micro phù hợp hợp diện tích phòng

    Trước khi chọn mua micro bất kỳ bạn cần phải cân nhắc đến diện tích của căn phòng để có thể chọn micro phù hợp nhất:

    • Nếu diện tích căn phòng lớn, hãy chọn mua micro không dây để thuận tiện cho việc di chuyển. Tuy nhiên hãy nhớ rằng micro cũng sẽ có phạm vi bắt tín hiệu nên bạn cũng không nên đi quá xa, ảnh hưởng tới khả năng bắt tín hiệu của micro.
    • Trong trường hợp diện tích căn phòng nhỏ, amply có thể đặt gần vị trí của micro thì bạn nên chọn mua loại micro có dây để giảm tình trạng micro bị hú khi sử dụng.
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  3. Top 3

    Chọn mua micro phù hợp với dàn karaoke đang sử dụng

    Khi mua micro người dùng nên tìm hiểu kỹ về dàn karaoke của gia đình và nên chọn mua một micro phù hợp với dàn karaoke đó vì micro có tốt đến mấy nhưng dàn loa không thể đáp ứng thì vô cùng lãng phí. Chính vì vậy hãy trở thành người tiêu dùng thông minh, biết lựa chọn, cân nhắc khi mua các thiết bị âm thanh phù hợp với nhau.


    Ví dụ bạn đã sở hữu một dàn karaoke có giá từ 5 - 7 triệu thì cũng nên lựa chọn micro có giá cũng từ 5 - 7 triệu để đem lại chất lượng tương đương.

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  4. Top 4

    Nên mua micro có dây hay micro không dây?

    Trên thị trường hiện nay đang bày bán chủ yếu 2 loại micro là micro có dây và micro không đây. Vậy đâu là loại tốt nhất, nên lựa chọn loại micro nào?

    • Micro có dây: Micro có dây phù hợp với căn phòng có diện tích nhỏ như ca nhạc phòng trà, sân khấu nhỏ,...
      • Ưu điểm: Dễ dàng kết nối và sử dụng, khả năng thu âm của micro có dây tốt và chân thực, độ bền khá cao, tín hiệu đường truyền ổn định và rất ít khi xảy ra các tình trạng chập chờn hay mất tín hiệu. Đặc biệt người dùng không phải lo về tình trạng hết pin giữa chừng làm gián đoạn cuộc vui, giá thành của micro có dây khá hợp lý và phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.
      • Nhược điểm: Micro có dây hạn chế ở độ linh hoạt kém vì sẽ bị hạn chế không gian di chuyển phụ thuộc theo chiều dài dây kết nối. Sử dụng micro có dây sẽ phải sử dụng thêm các cổng chuyển đổi nếu các đầu cắm không tương thích.
    • Micro không dây: Micro không dây phù hợp những căn được sử dụng ở phòng có diện tích lớn như: Sân khấu lớn, dã ngoại, người có nhu cầu di chuyển nhiều.
      • Ưu điểm: Micro không dây giúp khắc phục những nhược điểm xuất hiện trên micro có dây truyền thống. Micro không dây có cấu tạo nhỏ gọn và tiện lợi, vì truyền tín hiệu bằng tần số sóng nên không cần dây dẫn và cổng kết nối rườm rà như micro có dây.
      • Nhược điểm: Vì là micro không dây nên đôi khi đường truyền không ổn định, điểm trừ lớn nhất là thường xuyên xảy ra tình trạng bị hú khi sử dụng. Trong quá trình sử dụng bạn cần chú ý sạc hoặc thay pin và việc này có thể làm gián đoạn khi dùng. Giá bán của micro không dây thường cao hơn micro có dây.
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  5. Top 5

    Chọn mua micro ở nơi uy tín, có thương hiệu, có tên tuổi

    Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại micro khác nhau, vì vậy để chọn cho mình một chiếc micro có chất lượng cao và phù hợp với mục đích cũng như tài chính không hề dễ dàng. Để đảm bảo được chất lượng cũng như có chế độ bảo hành tốt bạn nên mua micro ở những cửa hàng uy tín, có thương hiệu và tên tuổi.


    Một số ưu đãi khi mua ở cửa hàng uy tín:

    • Được mua hàng chính hãng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
    • Chế độ bảo hành dài hạn
    • Được tư vấn bởi đội ngũ nhân viên có chuyên môn, có kinh nghiệm
    • Giao hàng miễn phí (tùy từng loại sản phẩm)
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  6. Top 6

    Cần kiểm tra kỹ chất lượng của micro khi mua

    Quá trình kiểm tra chất lượng của micro bắt buộc cần có tối thiểu 2 bộ micro khác nhau để so sánh.

    • Bước 1: Tiến hành bật micro lên khi volume cả dàn đang để ở mức trung bình, nếu nghe tiếng dội qua loa là vì receiver không có mạch chống nhiễu.
    • Bước 2: Hát thử nửa bài bằng micro này, nửa bài bằng micro kia để so sánh kết quả.
    • Bước 3: Hát một câu bằng micro A, một câu micro B để so sánh lập tức. Tiếp theo hãy tắt nhạc, chỉ mở micro và hát liền mạch xem micro nào cho ra tiếng vừa ý bạn hơn.

    Micro tốt sẽ có dải âm thanh rộng và trung thực, micro tốt là micro chỉnh trung trầm được rất cao và tiếng cao chỉnh lên cao thoải mái, không bị rít.


    Lưu ý khi thử giọng tại cửa hàng: Nếu bạn mua micro không dây thì hãy cầm micro và tìm chỗ có vật cản để kiểm tra xem receiver của sản phẩm có đủ mạnh không. Hát thử một bài bất kỳ để kiểm tra xem tiếng của cái nào trong, rõ, không rè, ấm hơn và trong khi hát ít phải gắng sức hơn.

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  7. Top 7

    Những lưu ý cần biết khi sử dụng micro

    Thứ nhất: Tránh để micro gần nhau vì khi để gần nhau giữa chúng sẽ tạo giao thoa sóng âm dẫn tới hiện tượng sóng âm không ổn định khiến chất lượng âm thanh bị giảm xuống rõ rệt.


    Thứ hai: Khi sử dụng micro có dây, nếu cầm hơi tê tê tay hãy tiếp đất cho amply và nên đi dép hoặc tránh để chân tiếp xúc trực tiếp với mặt đất.


    Thứ ba: Trong quá trình sử dụng hãy tránh cầm vào phần đầu của micro (phần chụp micro) bởi sẽ dẫn tới micro bị hú và cản trở giọng hát của người dùng.


    Thứ tư: Khi sử dụng micro không dây chú ý đừng cầm vào phần cuối của micro (phần angten phát sóng) bởi sẽ gây cản trở trong việc truyền sóng, dẫn đến tình trạng tín hiệu lúc có lúc mất.


    Thứ năm: Với micro có dây đừng cầm ở phần cuối (phần tiếp xúc giữa dây jack cắm và tay micro) vì sẽ gây ra hiện tượng loẹt xoẹt và tiếng ồn ra loa.


    Vị trí cầm micro chuẩn nhất: Nên cầm vào phần giữa thân của tay micro.

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  8. Top 8

    Một số micro được ưa chuộng nhất hiện nay

    Sản phẩm micro được ưa chuộng nhất hiện nay có thể kể tới như:

    • Micro có dây Zenbos MZ-328: Sản phẩm có thiết kế gọn nhẹ, màu inox sáng bóng nên rất dễ dàng trong việc lau chùi. Đặc biệt vì độ dài dây lên tới 5 mét nên người dùng không lo bị giới hạn khoảng cách khi đang hát và biễu diễn ở không gian rộng. Nhờ có dải tần số từ 70 - 15 kHz giúp âm thanh được phát ra tốt hơn, lên xuống cao độ dễ dàng. Sản phẩm này rất dễ dàng trong việc kết nối với các thiết bị phát âm thanh khác như âmly, loa kéo qua jack 6.5mm để hát karaoke hay trong các buổi hội nghị, lớp học,...
    • Micro không dây Zenbos MZ-201: Micro không dây Zenbos nổi bật với gam màu tinh tế nổi bật, giúp tôn lên nét sành điệu, thời thượng cho sản phẩm. Nhờ là micro thiết kế không dây nên rất thuận tiện cho việc di chuyển và bảo quản sản phẩm tiện lợi, linh hoạt. Micro sử dụng pin AA thông dụng, dễ tìm mua và thay thế, màn hình hiển thị rõ nét nhờ vậy người dùng dễ theo dõi, nút nhấn tắt/mở, tăng/giảm âm lượng/kênh tiện lợi. Nổi bật nhất chính là nhờ băng tần UHF cho kết nối xa, ổn định về tín hiệu và hạn chế nhiễu sóng, khoảng cách sử dụng của micro không dây Zebbos MZ-201 lên tới 50m.
    • Micro không dây Zenbos MZ-202: Micro nổi bật với kích cỡ nhỏ gọn giúp việc cầm nắm thuận tay, di chuyển, hát hò thoải mái, nhẹ nhàng. Sở hữu tần số lên tới 700 - 770 kHz nhiều kênh và giúp giảm tình trạng trùng lặp, mất kết nối. Có nút chỉnh kênh và âm lượng được thiết kế ngay trên thân dưới của micro nên thuận lợi cho việc thao tác.
    • ...
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa




xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |