Nhớ mùa thu Hà Nội
“Nhớ mùa thu Hà Nội” là một trong những khúc hát về Thủ đô hay nhất mọi thời đại của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Bài hát ra đời khi những tâm hồn đồng điệu gặp nhau. Với cảm hứng chủ đạo là nỗi nhớ, bài hát thể hiện sự khắc khoải khi tình đất và tình người vừa chớm nở đã phải chia xa. Trịnh Công Sơn bắt gặp “ánh mắt” Hà Nội cổ xưa, thiêng liêng, trầm mặc trong ký ức nên bài hát gợi nên một thứ tình cảm rất đỗi bình dị, thân thuộc.
Những hình ảnh thực đến từng ngóc ngách của cố đô đầy hoài niệm như cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ, phố cổ với những ngôi nhà dân gian cổ kính. Ngoài ra, cũng có những khoảnh khắc không phải Hà Nội, chẳng hạn như “bầy sâm cầm đỏ vỗ cánh bay ngang” được nhạc sĩ lồng ghép vào lời bài hát. Đây là hình ảnh một chú chim sâm cầm đang bay đi trốn rét mà cố nhạc sĩ nhìn thấy trong chuyến công tác ở Hà Nội.
"Hà Nội mùa thu
Cây cơm nguội vàng cây bàng lá đỏ nằm kề bên nhau
Phố xưa nhà cổ mái ngói thâm nâu
Hà Nội mùa thu mùa thu Hà Nội
Mùa hoa sữa về thơm từng cơn gió
Mùa cốm xanh về thơm bàn tay nhỏ
Cốm sữa vỉa hè thơm bước chân qua
Hồ Tây chiều thu
Mặt nước vàng lay bờ xa mời gọi
Màu sương thương nhớ
Bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời
Hà Nội mùa thu đi giữa mọi người
Lòng như thầm hỏi tôi đang nhớ ai
Sẽ có một ngày trời thu Hà Nội trả lời cho tôi
Sẽ có một ngày từng con đường nhỏ trả lời cho tôi"