Nguyên nhân gây đục thủy tinh thể
Nguyên nhân gây ra cườm khô vẫn thông thường là do quá trình lão hóa tự nhiên gây ảnh hưởng tới dinh dưỡng cho thủy tinh thể. Thủy tinh thể dần dần trở bị mờ, dày, cứng và khô, cuối cùng sẽ bị đục hoàn toàn. Ngoài ra còn do một vài nguyên nhân khác như rối loạn bẩm sinh hoặc do tai nạn, chấn thương và biến chứng của các bệnh lý toàn thân.
Các chuyên gia chia những nguyên nhân gây bệnh thành hai nhóm chính là:
Nguyên nhân nguyên phát
- Đục thủy tinh thể bẩm sinh: Rối loạn di truyền, biến chứng của bệnh lý toàn thân, rối loạn chuyển hóa…
- Đục thủy tinh thể ở người già: Theo thống kê, có đến 80% người già trên 65 tuổi bị đục nhân mắt..
Nguyên nhân thứ phát
- Thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng xanh từ màn hình thiết bị điện tử, tia X… hơn 3 giờ/ngày.
- Mắc các bệnh khác ở mắt như viêm kết mạc, bệnh giác mạc… và khắc phục không đúng cách, tái lại nhiều lần.
- Thường xuyên tiếp xúc với tia cực tím từ mặt trời
- Sử dụng thuốc gây tác dụng phụ cho mắt (như corticoid, thuốc chống trầm cảm, thuốc hạ mỡ máu nhóm statin, các thuốc chống loạn nhịp…)
- Cận thị thoái hóa
- Chấn thương mắt, tai biến, di chứng sau phẫu thuật mắt
- Mắc phải các bệnh lý mãn tính như tiểu đường, béo phì, cao huyết áp…
- Trong gia đình có người mắc bệnh đục thủy tinh thể…
Bên cạnh các nguyên nhân trực tiếp dẫn đến đục thủy tinh thể, các yếu tố liên quan bao gồm:
- Thiếu hụt các chất dinh dưỡng cho mắt. Chế độ ăn uống thiếu vitamin, khoáng chất… gây suy yếu cấu trúc protein của thủy tinh thể, lâu dần không thể đảm bảo chức năng vốn có.
- Sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá… thường xuyên
- Thường xuyên tiếp xúc môi trường khói bụi, khí thải chất độc hại, tia tử ngoại làm gia tăng nguy cơ bị cườm khô khi còn trẻ.
- Căng thẳng