Ngón chân bị biến dạng
Phần lớn giày cao gót thường làm cho trọng lượng cơ thể bị dồn quá nhiều về phía mũi, làm cho các ngón kết lại với nhau, lâu ngày bị biến dạng như cong lên, khoằm xuống, khuỷu khớp các ngón trở nên chai cứng, đau đớn. Nếu trầm trọng, thậm chí phải can thiệp bằng phẫu thuật và nên thay ngay bằng các loại giày gót thấp, có độ rộng hợp lý.
Khi đi giày cao gót, trọng tâm dồn về phía trước, phần mũi của bàn chân sẽ thu gọn ở mũi giày, trọng lực toàn thân sẽ dồn hết cả vào mũi bàn chân, khiến cho khớp đốt ngón chân cái và bốn ngón còn lại đều phải duỗi về phía trước với mức độ khác nhau. Kéo dài tình trạng như vậy rất dễ làm biến dạng ngón chân mà vẹo ngón chân cái là điển hình. Khi đi giày cao gót kín mũi trong thời gian lâu, bàn chân sẽ bị gò bó trong tư thế “dốc”. Điều đó khiến sức nặng của cơ thể dồn về phía mũi chân... sẽ gây ra hiện tượng phù nề và đau nhức mũi chân. Đi giày cao gót còn có thể tạo ra các u dầy thần kinh Morton và dị dạng bàn chân, nhất là đối với giày cao gót cùng mũi giày nhọn và hẹp gây bó ép các tổ chức xung quanh dây thần kinh của ngón chân 3 và 4.
Giày chật khít còn gây biến dạng, trồi xương ngón chân ở người có ngón chân cái to, do lực tác động tại vùng này rất lớn. Ngoài ra, nếu giày cao gót quai hậu bó khít, da cứng còn gây phình xương gót được gọi là biến dạng Haglund. Sau nhiều năm liên tục sử dụng giày cao gót, ngón chân cái có thể dần lệch về phía ngón chân kế tiếp. Việc đi giày bó mũi chân, vị trí chân của ngón cái càng nhô ra, vị trí đó dần tạo thành vết chai hoặc phần xương không còn ở trạng thái ban đầu. Không chỉ vậy, khi ngón cái bị nghiêng, chúng có xu hướng chồng lên ngón kế tiếp, khiến bàn chân trông mất thẩm mỹ.
Đi tập tễnh dễ xảy ra nhất ở nhóm phụ nữ dùng giày gót nhọn. Lý do là bởi trọng lượng cơ thể dồn về phía trước làm cho chân bị bó hẹp, gây đau nhức phải đi tập tễnh, lắc lư nghiêng ngả, dễ bị vấp ngã. Để tránh tình trạng này, nên thay bằng giày đế thô có độ cao vừa phải.