Nghịch lý Achilles và con rùa
Nghịch lý Achilles và con rùa, hay còn gọi là nghịch lý Zeno, do nhà triết gia Hy Lạp Zeno đặt ra theo tư tưởng vạn vật quy nhất.
Nghịch lý được miêu tả như sau: Giả sử trong một cuộc đua, Achilles (Chiến binh nổi tiếng trong Thần thoại Hy Lạp) cùng một con rùa chạy đua. Achilles chấp con rùa chạy trước. Khi con rùa chạy tới điểm A thì Achilles bắt đầu đuổi theo. Để tới điểm A mà con rùa đã đến trước đó, Achilles mất một khoảng thời gian t. Trong thời gian t ấy, con rùa đã đến được điểm B. Achilles lại chạy theo con rùa từ điểm A tới điểm B và mất quãng thời gian t'. Trong quãng thời gian t' ấy, con rùa lại chạy được đến điểm C. Achilles lại mất quãng thời gian t'' để chạy từ B tới C, khi đó con rùa lại chạy được tới D. Cứ như vậy, Achilles không bao giờ có thể đuổi kịp con rùa.
Trên thực tế, rõ ràng chúng ta biết Achilles có thể đuổi kịp con rùa, như việc ô tô vượt qua một cái xe máy nhưng định lý Achilles và con rùa ở bên trên vẫn có vẻ rất đúng theo lý thuyết, bởi vậy nó trở thành một nghịch lý và là câu đố khó giải nhất mọi thời đại.
Nghịch lý được miêu tả như sau: Giả sử trong một cuộc đua, Achilles (Chiến binh nổi tiếng trong Thần thoại Hy Lạp) cùng một con rùa chạy đua. Achilles chấp con rùa chạy trước. Khi con rùa chạy tới điểm A thì Achilles bắt đầu đuổi theo. Để tới điểm A mà con rùa đã đến trước đó, Achilles mất một khoảng thời gian t. Trong thời gian t ấy, con rùa đã đến được điểm B. Achilles lại chạy theo con rùa từ điểm A tới điểm B và mất quãng thời gian t'. Trong quãng thời gian t' ấy, con rùa lại chạy được đến điểm C. Achilles lại mất quãng thời gian t'' để chạy từ B tới C, khi đó con rùa lại chạy được tới D. Cứ như vậy, Achilles không bao giờ có thể đuổi kịp con rùa.
Trên thực tế, rõ ràng chúng ta biết Achilles có thể đuổi kịp con rùa, như việc ô tô vượt qua một cái xe máy nhưng định lý Achilles và con rùa ở bên trên vẫn có vẻ rất đúng theo lý thuyết, bởi vậy nó trở thành một nghịch lý và là câu đố khó giải nhất mọi thời đại.