Top 11 Bài văn nghị luận về vai trò của những người lãnh đạo anh minh qua "Chiếu dời đô" và "Hịch tướng sĩ" (lớp 8) hay nhất

  1. top 1 Nghị luận về vai trò của những người lãnh đạo anh minh qua "Chiếu dời đô" và "Hịch tướng sĩ" bài 1
  2. top 2 Nghị luận về vai trò của những người lãnh đạo anh minh qua "Chiếu dời đô" và "Hịch tướng sĩ" bài 2
  3. top 3 Nghị luận về vai trò của những người lãnh đạo anh minh qua "Chiếu dời đô" và "Hịch tướng sĩ" bài 3
  4. top 4 Nghị luận về vai trò của những người lãnh đạo anh minh qua "Chiếu dời đô" và "Hịch tướng sĩ" bài 4
  5. top 5 Nghị luận về vai trò của những người lãnh đạo anh minh qua "Chiếu dời đô" và "Hịch tướng sĩ" bài 5
  6. top 6 Nghị luận về vai trò của những người lãnh đạo anh minh qua "Chiếu dời đô" và "Hịch tướng sĩ" bài 6
  7. top 7 Nghị luận về vai trò của những người lãnh đạo anh minh qua "Chiếu dời đô" và "Hịch tướng sĩ" bài 7
  8. top 8 Nghị luận về vai trò của những người lãnh đạo anh minh qua "Chiếu dời đô" và "Hịch tướng sĩ" bài 8
  9. top 9 Nghị luận về vai trò của những người lãnh đạo anh minh qua "Chiếu dời đô" và "Hịch tướng sĩ" bài 9
  10. top 10 Nghị luận về vai trò của những người lãnh đạo anh minh qua "Chiếu dời đô" và "Hịch tướng sĩ" bài 10
  11. top 11 Nghị luận về vai trò của những người lãnh đạo anh minh qua "Chiếu dời đô" và "Hịch tướng sĩ" bài 11

Nghị luận về vai trò của những người lãnh đạo anh minh qua "Chiếu dời đô" và "Hịch tướng sĩ" bài 2

Lịch sử Việt Nam là lịch sử đấu tranh chống xâm lăng. Trong tiến trình lịch sử hào hùng và vĩ đại ấy đã xuất hiện nhiều nhà lãnh đạo tài ba, kiệt xuất. Bằng tài năng lãnh đạo của mình, họ đã lãnh đạo nhân dân chiến đấu và chiến thắng kẻ thù xâm lược, xây dựng đất nước thái bình, thịnh trị. Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn là hai ngôi sao ngời sáng về tài năng lãnh đạo và tấm lòng thương dân, xứng đáng đứng vào những bậc lãnh đạo anh minh mọi thời đại. Có thể thấy, vai trò của người lãnh đạo anh minh đối với vận mệnh của dân tộc và đất nước là không thể thay thế được.


Đứng trên cương vị một nhà lãnh đạo, trước hết họ phải là những người có tầm nhìn xa trông rộng, nhận định đúng tình hình đất nước, từ đó xác định đúng nhiệm vụ của cả dân tộc. Lí Công Uẩn đã sớm nhìn ra cái hạn hẹp của Kinh đô Hoa Lư và cái rộng lớn của thành Thăng Long trong buổi đầu dựng nước. Tầm nhìn ấy vượt lên trên cổ nhân, thể hiện một năng lực quan sát tài tình và thấu đáo vô cùng.


Khi giặc tiến đến, Trần Quốc Tuấn nhìn thấy rõ cái nguy cơ mất nước, nhìn thấy rõ cái lơ là của tướng sĩ, cái thế mạnh của ta và khả năng chiến thắng của toàn dân tộc. Phải là một người có tầm nhìn xa trông rộng hơn người, trí tuệ thấu đến thiên cơ, Hưng Đạo Đại Vương mới nhìn thấu rõ đến như vậy. Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đều là những nhà lãnh đạo tài ba, uyên bác thông hiểu kim cổ đông tây. Việc đọc hiểu kinh sách, rèn luyện văn tự chữ nghĩa vốn là việc mà các bậc hiền nhân xưa luôn chú trọng. Chẳng cần nói đến những gì các vị đã thể hiện mà từ thuở ấu thơ các vị đã tỏ ra là người thông minh, lỗi lạc phi thường.


Lúc mới ba tuổi, bà mẹ Lý Công Uẩn ẵm ông đến nhà Lý Khánh Văn, Khánh Văn bèn nhận làm con nuôi, từ nhỏ đã thông minh, vẻ người tuấn tú khác thường. Lúc còn nhỏ đi học, nhà sư ở chùa Lục Tổ là Vạn Hạnh thấy, khen rằng: Đứa bé này không phải người thường, sau này lớn lên ắt có thể giải nguy gỡ rối, làm bậc minh chủ trong thiên hạ.


Lớn lên, không chăm việc sản nghiệp, chỉ học kinh sử qua loa, khảng khái có chí lớn. Khi lên làm vua, trong “Chiếu dời đô”, ông đã nhắc đến gương chuyển đô của vua Bàn Canh nhà Thương, nhà Chu làm nền tảng của ý định dời đô của mình. Đại Việt sử ký toàn thư mô tả Trần Quốc Tuấn là người có dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người, nhờ được những người tài giỏi đến giảng dạy mà ông sớm trở thành người đọc thông hiểu rộng, có tài văn võ. Trần Quốc Tuấn lại nêu gương những anh hùng hào kiệt, biết xả thân vì chủ tướng vì đất nước: Do Vu, Dự Nhượng, Kỉ Tín,…


Có thể nói, biết “ôn cố” để “tri tân”, lấy cái cũ để soi xét cái mới là một trong những tố chất không thể thiếu của một nhà lãnh đạo. Và từ việc “nhớ chuyện cũ”, các nhà lãnh đạo tài ba đã thể hiện thiên năng “biết chuyện mới, chuyện đời nay” rất tài tình. Nhà Đinh, Lê “không noi theo dấu cũ Thương Chu” giữ nguyên vị trí kinh đô tại Hoa Lư mà đất Hoa Lư chỉ là chốn núi rừng hiểm trở, khắc nghiệt. Điều đó khiến thời vận đất nước gặp nhiều trắc trở. Lịch sử cũng đã chứng minh điều đó, hai nhà Đinh Lê triều vận ngắn ngủi, nhân dân gặp nhiều khó khăn..


Có thể nói, việc phê phán hai triều Đinh, Lê một phần lớn đã thể hiện tầm nhìn lãnh đạo của Lí Công Uẩn. Ông đã nhìn rõ một thực tế quan trọng: đất nước đang bước vào thời bình, Hoa Lư không còn phù hợp với vị thế kinh đô nữa! Trần Quốc Tuấn cũng vậy. Trong bài “Hịch tướng sĩ“, từ thực tế của việc giặc Nguyên Mông xâm lược nước ta lần một và thái độ của chúng hiện nay, ông đã thấu rõ nguy cơ của một cuộc chiến chống xâm lược. Sang nước ta, quân Nguyên Mông “uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt Tể phụ”, “đi lại nghênh ngang”, bắt dân ta cống nạp khoáng sản, vàng bạc..


Vậy rõ ràng, chúng chưa hề thấm thía bài học từ thất bại của cuộc xâm lược lần một và đang mưu mô cuộc chiến tranh ăn cướp lần hai. Từ việc nhìn nhận thấu suốt tình hình đất nước, các nhà lãnh đạo anh minh đều xác định rõ nhiệm vụ của quân và dân. Điều quan trọng là họ có những quyết định đúng đắn, những hành động táo bạo để đưa đất nước đến được bến bờ của sự bình yên và phát triển. Lí Thái Tổ xác định nhiệm vụ hiện tại là cần dời đô khỏi Hoa Lư. Nhưng dời đô đến đâu? “Thành Đại La.. là nơi trung tâm trời đất,có thế rồng cuộn hổ ngồi lại tiện hướng nhìn sông dựa núi, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi. Xem khắp nước Việt ta chỉ có nơi đây là thánh địa”.


Từ việc có ý thức sâu sắc ưu thế của thành Đại La đối với việc phát triển đất nước, Lí Thái Tổ đã có quyết định đúng đắn là thiên đô về mảnh đất văn hiến này. Trần Quốc Tuấn trên cương vị Tổng chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông đã khẳng định ý chí đánh giặc của toàn dân tộc đồng thời khuyến khích, động viên tinh thần chiến đấu của binh sĩ. Ông khuyên quân sĩ phải biết “kiềng canh nóng mà thổi rau nguội”, phải biết ra sức tập luyện để sẵn sàng chiến đấu. Không chỉ vậy, ông còn soạn thảo “Binh thư yếu lược” làm sách lược cho binh sĩ tập luyện, rèn quân.


Người lãnh đạo tài ba, kiệt xuất là người có hoài bão lớn lao, biết nắm lấy thời cơ và hành động quyết đoán, kiên cường, mạnh mẽ. Lí Công Uẩn có khát vọng dời đô khi nhìn rõ những hạn chế của Hoa Lư và lợi thế to lớn của thành Đại La. Đó là một khát vọng vĩ đại, hiếm có. Khi đã tin tưởng ông kiên quyết hành động, thực hiện quyết liệt. Câu hỏi cuối bài chiếu là lời dò hỏi mong nhận lấy một sự đồng lòng của toàn dân tộc, cùng nâng cao ý chí, quyết tâm thực hiện chí lớn, đưa cả dân tộc đi lên. Còn Trần Hưng Đạo, dù thế giặc hùng mạnh, thiện chiến nhưng không làm ông nao núng, một lòng tin tưởng vào sức mạnh và khả năng chiến thắng của dân tộc. Lời tâm sự của vị chủ tướng gửi đến tướng sĩ vừa nhẹ nhàng như sự khuyên bảo vừa cứng rắn, quyết liệt phi thường khiến cho tướng sĩ không khỏi động lòng.


Người lãnh đạo anh minh là những người sau chiến thắng phải nghĩ đến muôn dân, vì dân mà xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc, xã hội thái bình thịnh trị. Việc dời đô của Lí Công Uẩn nhằm làm cho đất đai được mở rộng, sản xuất phát triển, kinh tế thông thoáng, giao thương thuận lợi. Thay đổi kinh đô cũng là thay đổi cái thế cho đất nước, lấy cái vượng khí mà đất trời đã sắp đặt, sẵn bày, mở ra một kỉ nguyên độc lập tự cường dân tộc. Trong “Hịch tướng sĩ”, Trần Quốc Tuấn cũng đã vạch ra điều lợi hại, nói rõ mục đích của việc kháng chiến là để đánh đuổi kẻ thù, đem lại thái bình. Người lãnh đạo anh minh luôn lấy cái lợi của dân làm gốc, vì nhân dân mà trừ bạo và cũng vì nhân dân mà xây dựng đất nước vững bền.


Từ xưa đến nay, bậc anh hùng dựng xây nghiệp lớn không những bởi thời đại yêu cầu mà còn bởi họ nhìn thấy cái thế thắng lợi, thuận theo trời đất, kịp thời nắm bắt cơ hội, sáng suốt, quyết đoán trong hành động. Bởi thế, họ làm được điều mà người khác không làm được, làm nên chiến công hiển hách, phi thường. Lí Công Uẩn và Trần Hưng Đạo xứng đáng là bậc anh tài xuất chúng, tiếng thơm còn lưu mãi đến muôn đời sau.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Top 11 Bài văn nghị luận về vai trò của những người lãnh đạo anh minh qua "Chiếu dời đô" và "Hịch tướng sĩ" (lớp 8) hay nhất

  1. top 1 Nghị luận về vai trò của những người lãnh đạo anh minh qua "Chiếu dời đô" và "Hịch tướng sĩ" bài 1
  2. top 2 Nghị luận về vai trò của những người lãnh đạo anh minh qua "Chiếu dời đô" và "Hịch tướng sĩ" bài 2
  3. top 3 Nghị luận về vai trò của những người lãnh đạo anh minh qua "Chiếu dời đô" và "Hịch tướng sĩ" bài 3
  4. top 4 Nghị luận về vai trò của những người lãnh đạo anh minh qua "Chiếu dời đô" và "Hịch tướng sĩ" bài 4
  5. top 5 Nghị luận về vai trò của những người lãnh đạo anh minh qua "Chiếu dời đô" và "Hịch tướng sĩ" bài 5
  6. top 6 Nghị luận về vai trò của những người lãnh đạo anh minh qua "Chiếu dời đô" và "Hịch tướng sĩ" bài 6
  7. top 7 Nghị luận về vai trò của những người lãnh đạo anh minh qua "Chiếu dời đô" và "Hịch tướng sĩ" bài 7
  8. top 8 Nghị luận về vai trò của những người lãnh đạo anh minh qua "Chiếu dời đô" và "Hịch tướng sĩ" bài 8
  9. top 9 Nghị luận về vai trò của những người lãnh đạo anh minh qua "Chiếu dời đô" và "Hịch tướng sĩ" bài 9
  10. top 10 Nghị luận về vai trò của những người lãnh đạo anh minh qua "Chiếu dời đô" và "Hịch tướng sĩ" bài 10
  11. top 11 Nghị luận về vai trò của những người lãnh đạo anh minh qua "Chiếu dời đô" và "Hịch tướng sĩ" bài 11

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |