Nghi lễ: Ăn hỏi
Lễ ăn hỏi còn có tên gọi khác là đám hỏi hoặc lễ đính hôn. Đây là một nghi lễ quan trọng trong phong tục cưới hỏi của người Việt. Đây là một thông báo chính thức về việc kết hôn giữa hai bên gia đình. Với miền Bắc, nhà trai cần chuẩn bị lễ ăn hỏi theo số lẻ gồm 5, 7, 9, 11 lễ. Ngược lại, ở miền Nam, nhà trai phải chuẩn bị lễ ăn hỏi theo số chẵn. Ở cả hai miền, nhà gái quyết định số lượng lễ vật và các vật phẩm trong lễ vật. Thông thường, lễ đính hôn sẽ có trầu cau, rượu, cốm, chè, hạt sen, bánh dày, hoa quả, gạo nếp, thịt lợn. Quà sẽ được chuẩn bị tùy theo hoàn cảnh của hai bên gia đình.
Đến ngày đã định, nhà trai gồm người lớn tuổi, bố mẹ chú rể và chú rể sẽ mang tráp đến nhà gái bởi các thanh niên chưa vợ, nhà gái đồng thời cũng phải có các thiếu nữ chưa chồng tương ứng để bê tráp.. Trong lễ này, cô dâu mặc trang phục truyền thống và chú rể mặc vest.
Thủ tục ăn hỏi được diễn ra tại nhà gái, bày biện, trà bánh, mời họ hàng hai bên. Khi khách hai bên đã yên vị, đại diện nhà trai và nhà gái chào hỏi chính thức, đồng ý cho đôi tân hôn được kết mối tơ duyên. Sau khi hai họ tộc thống nhất tổ chức đám cưới, bố mẹ cô dâu sẽ đưa cô dâu chú rể lên lầu thắp hương, cúng bái, báo cáo với gia tiên tiền tổ của cô dâu. Thủ tục cuối cùng là cô dâu chú rể ra mắt gia đình hai họ, rót nước, mời trầu cho khách hai bên.
Về ý nghĩa, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng lễ ăn hỏi còn quan trọng hơn lễ rước dâu và tiệc cưới. Vì trong lễ ăn hỏi, nhà trai sẽ mang tráp lễ đến nhà gái hỏi cưới. Sau đó nhà gái sẽ nhận lễ ăn hỏi và nạp tài, tức là đồng ý cuộc hôn nhân này và công nhận chàng rể trong nhà. Kể từ ngày ăn hỏi, cặp đôi đã chính thức trở thành vợ chồng sắp cưới. Chỉ chờ ngày cưới để công bố với họ hàng, bạn bè.