Nậm Pịa
Tây Bắc là một vùng núi cao được thiên nhiên bao bọc, đi kèm với tính đa dạng về hệ sinh thái là sự phong phú trong chế biến ẩm thực, đậm chất núi rừng. Thêm vào đó phải nói tới một món ăn đặc sản kinh điển - Phân non Nậm Pịa “Nhìn vào bên trong thì nước đục một màu, ngửi thì nồng lên tận mũi, ngậm thì đắng hăng tận cổ, chưa kể còn sền sệt như vướng ở họng khi nuốt”. Miêu tả một chút về nó như thế chắc cũng đã đủ, vậy nậm pịa là gì mà tại sao nó lại dị hình đến thế. Nếu hiểu từ tiếng Thái sang tiếng quốc ngữ thì Nậm chính là canh, còn Pịa lại là thứ dịch nhầy sền sệt trong ruột non của động vật ăn cỏ và có chức năng làm tiêu hóa thức ăn. Nhưng vì thức ăn chưa được tiêu hóa hoàn toàn nên người ta gọi đây là “Phân non của động vật ăn cỏ”.
Thông thường trí tưởng tượng của con người rất phong phú, nếu Nậm Pịa mà không gắn thêm từ phân thì chắc chắn nó sẽ rất ngon, còn nếu ai đó đã biết nó là một phần của phân sống thì có lẽ món ăn sẽ hơi khó chấp nhận một chút. Nhưng đừng sợ, bởi chính chất dịch tiêu hóa đó còn cho ta biết rằng “Đấy là vị trí chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng đem nuôi cơ thể, tuy không ngon nhưng chúng lại rất bổ và không đáng sợ như những gì ta nghĩ”. Chưa kể, bây giờ chúng ta cũng đã hiểu thêm ra một điều rằng “Vì sao trâu bò lại được coi là loài động vật nhai đi nhai lại”.