Mực lửa bay
Top 8 trong Top 17 Sinh vật có cơ chế phát quang kỳ lạ nhất
Mực lửa bay sống ở mực nước rất sâu dưới lòng đại dương và là loài mực ống không gây nguy hiểm với con người. Toàn bộ cơ thể chúng được bao phủ bởi các cơ quan đặc biệt có thể sản sinh ra ánh sáng khi chúng bơi. Chúng sử dụng khả năng đặc biệt này để ngụy trang khi cần thiết và cũng là để thu hút bạn tình trong mùa giao phối.
Nhiều loài mực tự phát sáng để phù hợp với màu sắc và cường độ ánh sáng ở phía trên nó. Điều này giúp chúng tránh những kẻ săn mồi, những loài vật sẽ tấn công ngay khi chúng thấy bóng của những con mực.
Ở nhiều loài động vật dưới vùng biển sâu, bao gồm một số loài mực, phát quang sinh học do vi khuẩn được sử dụng để ngụy trang bằng cách đối quang, trong đó động vật phù hợp với ánh sáng môi trường trên cao khi được nhìn từ dưới lên. Ở những động vật này, các cơ quan thụ cảm ánh sáng điều khiển sự phát sáng để phù hợp với độ sáng của nền. Các cơ quan ánh sáng này thường tách biệt với mô chứa vi khuẩn phát quang. Tuy nhiên, trong một loài, như mực Euprymna scolopes chẳng hạn, vi khuẩn lại là một thành phần không thể tách rời của cơ quan ánh sáng.