Mở bài và kết bài "Chiếc thuyền ngoài xa" số 8
Mở bài:
Mỗi khi cầm bút, người nghệ sĩ dù muốn hay không, dù không nói ra hay bộc lộ trực tiếp thì đều viết dưới ánh sáng của một “tuyên ngôn nghệ thuật” nào đấy. Ta từng bắt gặp nhiều tuyên ngôn nghệ thuật của những nhà văn nhà thơ lớn của dân tộc như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh… Những tuyên ngôn nghệ thuật ấy không còn của riêng các ông nữa, chúng đã trở thành tuyên ngôn nghệ thuật của cả một thế hệ cầm bút, hơn nữa còn là tuyên ngôn nghệ thuật của cả một thời đại văn học. Viết Chiếc thuyền ngoài xa nhà văn Nguyễn Minh Châu muốn qua đó phát biểu những suy nghĩ, quan điểm của mình về cuộc sống, con người và nghệ thuật.
Kết bài:
Có thể nói, với truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”, Nguyễn Minh Châu đã cho người đọc cảm nhận được sự đa chiều của cuộc sống. Giống như là bản nhạc không chỉ có những thanh âm trong trẻo, nhẹ nhàng mà còn chứa đựng những giai điệu bay bổng, cao vút, cuộc sống luôn tồn tại song song những niềm vui, hạnh phúc còn có cả những đớn đau, bất hạnh… vì thế mà con người phải luôn nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, sâu sắc nhất để tránh được cái nhìn ấu trĩ, giản đơn.
Giá trị đích thực của một tác phẩm là phải phản ánh được cuộc sống thật của con người như chính Nguyễn Minh Châu đã quan niệm: “Trên con đường đến chủ nghĩa hiện thực đôi khi chúng ta phải khai chiến cả với những quan niệm tốt đẹp và lâu dài của chính mình”.
Sự phát hiện mới mẻ của nhà văn chính là một trào lưu văn học mới cho các thế hệ nhà văn noi theo, điều đó đã giúp cho Nguyễn Minh Châu trở thành cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới như nhà văn Nguyên Ngọc từng ca ngợi: “Nguyễn Minh Châu thuộc một trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài hoa nhất của văn học ta hiện nay”.