Mắt sò
Mắt sò có khả năng sản sinh để thay thế những con mắt đã mất. Loài sò có rất nhiều mắt nằm dọc theo mép phải và trái bên trong lớp vỏ. Nếu chẳng may nó bị mất đi con mắt nào đó, nó hoàn toàn có thể sản sinh ra con mắt khác thay thế. Đây là điều mà không loài vật nào khác làm được.
Sò (Danh pháp khoa học Arcidae) là tên gọi chỉ chung cho họ của những loài động vật thân mềm có hai mảnh vỏ có kích thước loại nhỏ và vừa. Sống tập trung ở môi trường sông, biển, nước lợ. Đặc trưng của họ sò là hai mảnh vỏ có thể khép, mở, vỏ sò đa dạng về kích cỡ, màu sắc, hoa văn. Có hơn 200 loại sò trong tự nhiên.
Vỏ của hầu hết các loài sò đều có lớp vỏ trên cùng là lớp "da" dày màu nâu, dính vào phần đá vôi cứng hơn của vỏ. Ở một số loài như Barbatia, lớp bên ngoài này được búi ở cuối vỏ thành một thứ giống như râu, do đó có tên là Barbatia. Họ này cũng được gọi là "vỏ tàu" ở nước ngoài bởi vì các loài như Arca có diện tích bằng phẳng lớn, trong một lớp vỏ không bị hư hại, phần nào giống boong tàu, với phần còn lại của vỏ có lẽ minh họa một chiếc thuyền gỗ cổ đại chẳng hạn như tàu của Nô-e.
Sò có khả năng thích nghi với phạm vị biến đổi nồng độ muối rộng từ 10 – 35‰ (tỉ trọng 1.007 – 1.017), khoảng thích hợp là từ 15 – 30‰. Khi nồng độ muối giảm thấp dưới 10‰, nhất là trong mùa mưa lũ, sò sẽ vùi sâu xuống bùn. Nếu trong một thời gian ngắn nồng độ muối trở lại thích hợp thì sò chui lên và tiếp tục sống bình thường, nếu tình trạng nồng độ muối thấp kéo dài có thể làm sò chết. Phạm vi thích ứng nhiệt độ của sò cũng rất rộng từ 20-30 độ C. Đặc điểm dinh dưỡngThức ăn của sò bao gồm mùn bã hữu cơ, tảo và vi sinh vật trong bùn. Sò bắt mồi thụ động bằng cách tạo dòng nước qua mang để lấy thức ăn. Phương thức bắt mồi của sò cũng giống các lài Bivalvia khác.