Mất đồ dùng học tập thường xuyên và liên tục

Vào lớp 1 là một bước tiến quan trọng của mỗi đứa trẻ. Có rất nhiều vấn đề bé có thể gặp phải như chưa thực sự biết tuân thủ các quy định của trường lớp, khó tập trung hoàn toàn trong tiết học, chưa thích ứng được với môi trường mới. Ngoài những vấn đề lớn đó ra, đa số trẻ sẽ gặp phải tình huống là thường xuyên thất lạc đồ dùng học tập. Vậy bố mẹ nên làm gì để phòng ngừa và phản ứng ra sao trước tình huống này?


Cùng con chuẩn bị đồ dùng học tập

  • Trước khi khai giảng, bố mẹ hãy cùng con lựa chọn và chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng học tập. Việc này giúp trẻ làm quen với những món đồ cá nhân của mình, đồng thời do được tự tay lựa chọn theo gợi ý của bố mẹ, bé sẽ có ấn tượng tốt hơn, nhớ kỹ hơn các món đồ đó. Trẻ cũng sẽ cảm thấy được xem trọng khi bạn hỏi ý kiến bé về việc quyết định mua đồ dùng màu gì, hình trang trí ra sao. Đừng để bé vào ngày đầu tiên đến trường mới biết trong hộp bút của mình có cái gì.

Giúp con đánh dấu tên vào đồ dùng

  • Bạn có thể mua nhãn có lớp keo tự dán ở hiệu sách, loại kích thước nhỏ, để ghi tên con và dán vào các đồ dùng như hộp bút, bút, tẩy,... Hoặc sử dụng kí hiệu riêng cho bé, ví dụ bé thích tàu vũ trụ, bạn hãy vẽ hình tàu vũ trụ để đánh dấu. Nhắc nhở bé các món đồ bạn đã đánh dấu và để bé quyết định vị trí dán nhãn để bé chủ động nhớ ký hiệu.

Biến đồ dùng học tập thành những người bạn

  • Khi bé coi đồ dùng như những người bạn, bé sẽ có ý thức bảo vệ chúng tốt hơn. Bạn hãy tự tạo ra những câu chuyện nhỏ về bút chì, thước kẻ,... và gọi chúng bằng những cái tên thân thiết như: bạn bút chì xanh, bạn tẩy vàng,... Những câu chuyện không chỉ giới thiệu cho bé về công dụng của những đồ vật đó mà còn khiến bé cảm thấy có trách nhiệm bảo vệ những người bạn bé nhỏ này.

Lập danh sách các món đồ dùng cho trẻ và dán ở bàn học

  • Danh sách này đơn giản chỉ là liệt kê các món đồ bé mang đến trường nhưng sẽ có thêm nhiều cột phía sau. Mỗi khi bé đi học về và phát hiện mất món đồ nào, hãy để bé tự dán vào bảng đúng vị trí của vật bị mất một mặt buồn. bố mẹ không dán hộ mà để con tự dán. Chỉ khi tự tay làm, bé mới ghi nhớ mình đã thất lạc cái gì. Bạn sẽ cùng bé đánh giá lại bảng sau 1 tuần. Số lượng mặt buồn nhiều, nghĩa là con đã đánh mất rất nhiều đồ. Đừng mắng mỏ hay chỉ trích con về tội lỗi của bé, hãy nhẹ nhàng chỉ cho con thấy là mình đã lãng phí bao nhiêu đồ vật.

Khen ngợi khi con giữ không làm thất lạc đồ vật, nhưng không phạt khi bé đánh mất.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |