Lưu huỳnh (S)
Trong thiên nhiên có nhiều mỏ lưu huỳnh. Đó là một trong các lí do khiến con người sớm biết đến chúng. Chúng thường được tìm thấy gần nơi núi lửa hoạt động, ở dưới lòng đất.
Trong SGK, các bạn hẳn đã biết phương pháp điều chế lưu huỳnh từ tự nhiên. Đó là phương pháp Frasch. Về phương pháp này thì có câu chuyện vui như sau:
Năm 1890, một kĩ sư tên là Herman Frasch quyết định dùng một phương pháp khác thường để khai thác lưu huỳnh dưới lòng đất 150 m. Qua lỗ khoan tới lớp đất chứa lưu huỳnh, anh ta thả một cái ống đường kính 15 cm và cồng cái ống khác nhỏ hơn đường kính 8 cm. Anh lý luận nếu bơm nước nóng qua ống lớn thì lưu huỳnh ở đấy sẽ nóng chảy và có thể bơm lên mặt đất theo ống nhỏ. Lúc bấy giờ phương pháp này có vẻ lạ thường và táo bạo tới mức nổ ra tranh cãi sôi nổi. Và có một "nhân vật nổi tiếng" không tin phương pháp này và hứa trước công chúng rằng anh sẽ ăn hết tất cả lượng lưu huỳnh mà Frasch khai thác được.
Chẳng bao lâu một dòng chất lỏng thực sự chảy ra từ lỗ khoan lên mặt đất và chỉ trong ngày đầu tiên đã tạo ra cả núi lưu huỳnh có chất lượng tốt. Nhưng tất nhiên là không thể ăn được. "Nhân vật nổi tiếng" của chúng ta đã lúng túng biết bao!
Và tất nhiên sau nhiều lần cải tiến ta đã có phương pháp khai thác lưu huỳnh từ lòng đất như ngày nay.